10 năm lại đây, vùng quê Phú Cát, Hòa Thạch (Quốc Oai - Hà Nội) đổi thay không thể ngờ. Một lần đến đây tưởng như bị lạc vào bản làng của một vùng dân tộc miền cao với những nếp nhà sàn trăm tuổi cầu kỳ và hoành tráng.

 


"Sống trong căn nhà kiểu dân tộc nhưng có mấy ai sinh hoạt giống người dân tộc. Nếp nhà sàn chỉ như một bức tranh để ngắm, một phong cảnh đẹp để chơi và 'tự sướng'. Hàng tháng chỉ có thể về đây nghỉ ngơi 1-2 ngày, mỗi lần về rủ thêm bạn bè đến tụ tậm cùng nhau thưởng ngoạn không gian khác lạ rồi cũng phải về Hà Nội để tiếp tục công việc làm ăn", ông Thư chia sẻ.

Là người trông nom trang trại, nhà sàn cho một đại gia Hà Nội, anh Nguyễn Xuân cho biết, số ngày ông chủ về đây sinh sống rất ít, có khi vài tháng mới về một lần, thời gian còn lại ngôi nhà sàn trở nên buồn tẻ, lạnh lẽo.

"Mỗi khi về, ông chủ thường mời thêm bạn bè đến nhà thưởng thức các món ăn dân tộc, toàn những món đặc sản đắt tiền. Những ngày đó liên tục là đại tiệc tốn kém và huyên náo. Những rồi mọi thứ cũng sớm tàn và khu này lại rơi vào vắng lặng", anh Xuân nói.

Không ầm ĩ, tụ tập như các đại gia khác, anh Nguyễn Văn Bình sở hữu nhà sàn tại xã Hòa Thạch, lại có một phong cách chơi khác. Anh không thích sự náo nhiệt, anh về đây cần sự yên tĩnh, thư thái đọc sách, tỉa cây cảnh... Vì thế, ngoài ngôi nhà sàn đậm chất dân tộc mà anh thích, anh còn đổ hàng trăm triệu đồng để tôn tạo, tự tay thết kế, phối cảnh xung quanh khu vườn làm nổi bật thêm vẻ đẹp của ngôi nhà sàn.

Mỗi căn nhà sàn nơi đây đều gắn với những trang trại lớn, khu nghỉ dưỡng đẹp của các đại gia Hà Nội. Hàng ngày, nó im lìm và biệt lập với xung quanh. Cuối tuần, xe cộ, người phố đổ về với một phong thái xa xỉ và khác lạ với miền quê nơi đây. Vì thế, dù gọi là làng nhưng cả chục năm nay, những ngôi nhà sàn và khu vườn nơi đây vẫn là bí ẩn lớn đối với đa số người dân bản địa.
 

Theo Vietnamnet

.