Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn góp phần thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, cung ứng vốn và các sản phẩm dịch vụ (SPDV) đến các thành phần kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Trên cơ sở đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, Agribank xem là đây là một định hướng quan trọng và hết sức cần thiết tạo bước đột phá trong phát triển HTX, nhất là tiếp cận nguồn vốn, góp phần thực hiện thành công chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đối với cho vay HTX, dư nợ của Agribank tăng dần qua các năm từ 1.377 tỷ đồng (năm 2017) tăng lên 1.483 tỷ đồng (năm 2018). Đến hết quý I/2019, tổng dư nợ cho vay HTX của Agribank là 1.505 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Bình quân dư nợ cho vay 01 HTX là 3,5 tỷ đồng. Nợ xấu giảm mạnh qua các năm.

 Khi lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước, cùng với những thành tựu đạt được, khu vực này cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Để tháo gỡ khó khăn giúp HTX chủ động về nguồn vốn, phát huy tốt vai trò là tổ chức hỗ trợ nông dân và thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, Agribank chủ trương tiếp tục thực hiê%3ḅn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khu vực HTX như điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất của NHNN để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ; thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng, trong đó có HTX.

leftcenterrightdel
 Agribank ký kết chương trình hợp tác với liên minh Hợp tác xã Việt Nam 
        Tiếp tục chỉ đạo tâ%3ḅp trung vốn tín dụng phục vụ nông nghiê%3ḅp, nông thôn theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ, triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với mô%3ḅt số mặt hàng nông sản có thế mạnh như lúa, gạo, cà phê, thủy sản,... cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, có giá trị thương mại cao, tác động lan tỏa tới nền kinh tế và số đông hộ nông dân nhằm thực hiê%3ḅn Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiê%3ḅp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyê%3ḅt. Tuy nhiên, các đơn vị HTX còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường đầu ra do các điều kiện tín dụng khác như: năng lực người đứng đầu điều hành HTX chưa đáp ứng được yêu cầu; phương án/dự án thiếu tính khả thi, hiệu quả; đặc biệt khả năng tài chính của HTX và vốn góp của thành viên HTX chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy phần lớn số HTX không đủ điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

        Trong bối cảnh như vậy, để vực dậy và tạo nên luồng sinh khí mới cho các HTX nông nghiệp, cần tận dụng mọi nguồn lực để hút vốn cho các HTX nông nghiệp với nhiều giải pháp. Thực hiện đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, nhằm tăng cường hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, HTX, Agribank cam kết cung ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; mô hình HTX phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã lập dự án vay vốn; triển khai các sản phẩm bảo an tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp trên toàn quốc tới các hợp tác xã, thành viên và hộ gia đình; hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý hợp tác xã và thành viên hợp tác xã…

          Theo đó, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ưu tiên mở tài khoản, gửi tiền, thanh toán, sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương và Agribank để triển khai các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; triển khai các sản phẩm dịch vụ của Agribank đến các HTX.

          Sự vào cuộc quyết tâm của Agribank cùng với những chính sách phát triển hợp tác xã và sự quan tâm hơn nữa trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần giải quyết khó khăn cho hợp tác xã tại các địa phương là những tín hiệu đầy lạc quan về tính khả thi của những đồng vốn tín dụng của Agribank thực sự sẽ phát huy hiệu quả trong khu vực HTX và là trợ lực vững chắc nâng bước cho các HTX nông nghiệp trong giai đoạn chuyển mình thực hiện thành công tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam, từ một quốc gia nhập khẩu lương thực trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới… Sự đóng góp của Agribank với vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho “Tam nông” có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Từ đồng vốn của Agribank, người nông dân ngày càng trưởng thành, biết làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình, nông nghiệp, nông thôn khởi sắc nhờ phá thế độc canh, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển hàng hóa, công nghiệp và dịch vụ. 

 

Hữu Hoa