(BVPL)-Sử dụng 6 phương pháp đơn giản dưới đây để khiến cho khách hàng mua hàng của bạn.
1. Hãy là người dễ mến
Khách hàng sẽ dễ dàng đồng ý hơn nếu họ biết và thích người đang bán hàng cho họ. Đó là lý do tại sao nhiều quảng cáo truyền hình sử dụng người nối tiếng làm người phát ngôn, bởi vì người tiêu dùng yêu thích và “biết” họ.
Bí quyết để trở nên dễ mến là thực sự quan tâm đến khách hàng. Đừng bao giờ giả vở thân thiện, như kiểu nói hàng ngày “Chào, hôm nay bạn thế nào?” Thay vào đó, hãy tìm hiểu về khách hàng và cuộc sống của họ.
Khi nói chuyện, hãy tìm hiểu những điểm bạn đánh giá cao và tôn trọng ở người đối diện. Khi bạn thể hiện những cảm xúc đó, một cách tự nhiên, khách hàng cũng sẽ cảm thấy như vậy về bạn.
2. Trở thành một người đáng tin cậy.
Khách hàng sẽ dễ dàng mua hàng hơn nếu họ thấy bạn có kiến thức chuyên môn hoặc có sự tín nhiệm đặc biệt. Có nhiều cách để tạo ra ấn tượng này.
Một cách phổ biến là hãy bán hàng cho một thương hiệu nổi tiếng như IBM. Ví dụ như một vài nhóm bán hàng có hàng tá chức danh Phó chủ tịch đơn giản bởi vì khách hàng tôn trọng chức danh này.
Một cách trung thực hơn để gây ấn tượng về chuyên môn với khách hàng là trở thành một chuyên gia. Tất nhiên điều này dễ dàng hơn nhiều nếu bạn tìm thấy những chủ đề hấp dẫn. Ví dụ, những người yêu thích công việc thường trở thành những nhân viên bán hàng giỏi.
3. Khiến khách hàng “nợ” bạn một ân huệ.
Mọi người cảm thấy bị bắt buộc phải nói đồng ý với những người đã từng mang lại cho họ thứ gì đó hoặc đã từng giúp đỡ họ bằng cách này hay cách khác. Ví dụ, tổ chức từ thiện tăng hiệu quả gấp đôi khi họ có những món quà nhỏ nhưng hữu ích bằng phương pháp quảng cáo qua đường thư.
Trong thế giới kinh doanh, “tiêu chuẩn vàng” cho những ân huệ kiểu này chính là giới thiệu khách hàng cho chính khách hàng của bạn. Ví dụ, khi tôi là người viết bài tự do cho những tạp chí thương mai công nghệ cao, tôi thường gửi những quảng cáo tiềm năng cho họ. Kết quả là tôi thường đứng đầu trong danh sách phân công công việc tốt.
Mặc dù vậy việc tạo cảm giác mang ơn không nhất thiết cần quá rõ ràng. Đôi khi, chỉ cần đủ để tham gia vào trường hợp bán hàng với mong muốn chân thành giúp đơn (hơn là được giúp đỡ). Khách hàng sẽ cảm nhận được điều này và phản ứng lại một cách tích cực.
4. Vị trí mua hàng tương quan với hình ảnh cá nhân.
Khách hàng thường nói đồng ý nhiều hơn nếu việc “nói đồng ý” đồng nhất với tuyên bố đầu tiên của họ. Ví dụ: Một hãng nghiên cứu có thể tăng gấp đôi lượng người tham gia nếu câu hỏi đầu tiên đặt ra là “Bạn có phải là một người có ích hay không?”
Trong cuộc nói chuyện với khách hàng, lắng nghe những phát biểu, “định nghĩa” khách hàng và cảm nhận cá nhân. Sau đó, gắn việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với cam kết của khách hàng để hoàn thành sự đáp ứng đó.
5.“Xác nhận” chất lượng sản phẩm bởi người quen biết của khách hàng.
Khách hàng sẽ dễ dàng mua hàng hơn nếu họ biết những người “giống họ” cũng đã đang mua sản phẩm. Đó là lý do tại sao các quảng cáo mang thông tin trên truyền hình (TV infomercial) có các cuộc phỏng vấn với những người mua hàng hài lòng về sản phẩm.
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong việc bán hàng, đó là lý do tại sao rất nhiều công ty luôn có các trang web cho khách hàng tham khảo cụ thể.
6. Biến lời đề nghị mua hàng của bạn sớm trở nên “khan hiếm”
Khách hàng đánh giá cao hơn những lời đề nghị hay sản phẩm hiếm hoặc đang sắp hết. Một ví dụ cổ điển: Khi GM thông báo sự ra đi của Oldsmobile, những chiếc ô tô dự kiến bán ra trong vài tháng đã được bán hết veo chỉ trong vài ngày.
Lý do tại sao rất nhiều công ty sử dụng cụm từ “chỉ bán trong thời gian nhất định” chính là vì vậy. Nhưng cách này vẫn hiệu quả khi thậm chí các công ty vẫn sử dụng những đề nghị mua hàng này hết tuần này qua tuần khác.
Đối với việc bán hàng giữa các doanh nghiệp, một trong những cách tinh vi hơn để sử dụng phương pháp này là việc tập trung vào thảo luận quanh vấn đề tổn thất tài chính mà khách hàng phải nhận nếu họ chậm trễ trong việc mua hàng.
N.T.Huyền
(Theo Inc.com)