Tinh giản 100.000 chẳng bõ so với 800 ngàn công chức 'cắp ô'
Cập nhật lúc 10:29, Thứ năm, 13/02/2014 (GMT+7)
"Quyết định này là việc nhỏ, không có gì là giải pháp. Nó không có gì đáng bàn, bàn nhiều người ta lại tưởng có ý nghĩa lắm", PSG TS Võ Đại Lược, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế thế giới nói. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
“Quyết định này là việc nhỏ, không có gì là giải pháp. Nó không có gì đáng bàn, bàn nhiều người ta lại tưởng có ý nghĩa lắm”, PSG TS Võ Đại Lược, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế thế giới nói.
Để đưa ra giải pháp hiệu quả, theo ông Cương, Bộ Nội vụ giúp Thủ tướng Chính phủ điều tra xem bộ máy công quyền bây giờ thế nào, trong lĩnh vực này, lĩnh vực kia thừa bao nhiêu, cần tinh giảm bao nhiêu?, Chính phủ bao nhiêu, địa phương bao nhiêu… Sau đấy mới đưa ra được con số tổng thể.
“Chốt lại mọi chủ trương phải dựa trên những hiểu biết thấu đáo qua điều tra xã hội học, làm nghiêm túc và tin cậy mới đưa ra được chứ không phải đưa ra là người dân vui mừng, phấn khởi. Nếu không rõ ràng, cụ thể thì lần này cũng chỉ là “đánh bùn sang ao” mà thôi. Từ nay đến 2020 có 300-400 nghìn người ở độ tuổi nghỉ hưu rồi nên nếu không loại họ ra khỏi danh sách thì đến năm 2020 báo cáo hoàn thành nhiệm vụ là điều tất nhiên. Nói chung cách làm này rất hú họa, mù mờ, không thể tin cậy được. Nói thẳng ra là tôi không tin, tôi chỉ đề nghị chính phủ thông báo cho người dân từ 1996 đến giờ có mấy lần giảm biên chế, mỗi lần giảm bao nhiêu tăng bao nhiêu”, ông Cương nói thêm.
Nói về hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong các đợt tinh giản, ông Cương cho rằng, đây là chuyện thường xảy ra, “ắt sẽ có” khi những người ở mắt khâu quyền lực hay lợi dụng chính sách tốt đẹp bẻ cong trở lại. Câu chuyện lần này cũng như muôn vàn câu chuyện trước đó và chuyện chạy tiền giữ chỗ đó chắc chắn sẽ có.
Theo Người đưa tin