Ai cũng biết hiếp dâm là một tệ nạn phổ biến trong các nhà tù ở Iran. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, trong các nhà tù ở Iran còn diễn ra một nghi thức vô nhân đạo được quy định bởi pháp luật: đó là tập tục cưới giả và tục phá trinh những thiếu nữ còn trinh trắng trước ngày hành quyết.
 
Đạo Hồi quy định rằng những người con gái còn trinh sẽ không bị xử tử hình và những cô gái còn trinh khi chết đi sẽ được lên thiên đàng. Để đảm bảo rằng những cô gái này vẫn phải chết và khi chết bị đày xuống địa ngục, Ayatollah Khomeini ban hành luật phá trinh nữ tử tù trước ngày hành quyết sau khi ông ta lên cầm quyền ở Iran năm 1979. Sự độc ác của nghi thức này cùng rất nhiều nghi thức man rợ khác đối với người phụ nữ ở đất nước đạo Hồi không chỉ gây đau đớn về thể xác, mà còn là sự chà đạp, vùi dập nhân phẩm con người.
 
Nhà tù Iran  - chiếc lồng giam ác nghiệt với nữ tù nhân
 
Nhà tù Iran được xem là một trong những nhà tù vô nhân đạo nhất trên thế giới. Đây là nơi đã diễn ra bao nhiêu câu chuyện khủng khiếp về sự tra tấn, đánh đòn, ép cung… và đáng sợ hơn cả là hiếp dâm từ năm 1979 cho đến nay.
 
Ladan Pardeshenas sinh năm 1960 ở Shiraz, thủ phủ của tỉnh Fars – một tỉnh ở tây nam Iran. Không giống như đa số phụ nữ Hồi giáo khác, những người cam chịu sự phân biệt giới tính hà khắc ở Iran và coi đó như một sự thực hiển nhiên, từ khi theo học khoa sinh học tại Đại học Tabriz, Ladan đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối chế độ chính trị và tôn giáo hà khắc tại đất nước này.
 
Năm 1980, Ladan bị bắn trọng thương và bị bắt trong một cuộc biểu tình. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã ủng hộ và giúp cô không phải ở tù. Vài tháng sau, cô bị bắt một lần nữa và lần này bị tống vào tù. Trong tù cô thường xuyên chịu cảnh tra tấn, đánh đập đến nỗi bốn năm sau cô lại phải vào viện cấp cứu một lần nữa và lần này lại chính các bác sĩ là những người đã giải cứu cho cô. Ladan đã kể lại những gì cô đã phải chịu đừng và chứng kiến tại nhà tù Iran – nơi được coi là địa ngục trần gian.
 
“Tôi bị bắt vào tháng 8 năm 1980 khi đã hoàn thành chương trình đại học và bắt đầu trở thành cô giáo tại một trường trung học. Tôi được đưa tới nhà tù Evin, nơi mà tôi đã bị giam giữ trong 4 năm cho đến tháng 9 năm 1980. Vào thời điểm đó nhà tù có sáu tầng, mỗi tầng có hai phòng giam lớn.
 
Các phòng giam này luôn luôn trong tình trạng quá tải. Hàng trăm phụ nữ bị nhồi nhét trong một phòng giam chỉ được thiết kế cho hai mươi người. Hầu hết các tù nhân đều phải chịu tra tấn và hình thức tra tấn phổ biến nhất mà cai ngục áp dụng với họ hàng ngày là buộc những nữ tù nhân phải quay mặt và tường và đứng bằng một chân trong một thời gian dài.
 
Đó là kiểu tra tấn không những về thể chất mà còn cả về tinh thần. Những người cai quản nhà tù luôn lo sợ các tù nhân tụ tập thành các tổ chức nên chỉ sau hai ba ngày, khi các nữ tù nhân vừa kịp trở nên thân thiết với nhau hơn là người ta tách họ ra và chuyển sang phòng giam khác.
 
Tôi là người phải chịu đựng sự tra tấn khủng khiếp khi ở tù. Ngày đầu tiên tôi bị tra tấn, tôi vẫn còn nhớ, đó là thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 1980. Tôi bị trói và một chiếc ghế và bịp mắt bằng một miếng giẻ bẩn thỉu. Sau đó bọn cai ngục bắt đầu lấy gậy đập vào lưng và kẹp gậy vào lòng bàn chân tôi.
 
Đe dọa hiếp dâm cũng là một hình thức tra tấn, không chỉ là nỗi sợ hãi với riêng một mình tôi mà với tất cả những nữ tù nhân. Sau khi đánh đập tôi được hơn một tuần , tên cai ngục bắt đầu đe dọa hiếp dâm và sau một thời gian, chúng biến những lời đe doạ thành sự thật. Thật may là ba tháng sau chúng dừng hình thức tra tấn này lại và chuyển sang một kiểu tra tấn khác đau đớn hơn rất nhiều về thể xác nhưng bớt đau đớn về tinh thần hơn.
 
Chúng xoắn hai sợi dây thừng vào hai cánh tay tôi và treo tôi trên trần nhà như thế trong vòng 12 tiếng liền và làm đi làm lại như thế nhiều lần. Giờ đây, tôi phải chịu đựng hậu quả rất lớn từ những lần tra tấn ấy. Trên cơ thể tôi đầy những vết sẹo, mắt trái của tôi bị mờ đi rất nhiều, tai phải bị điếc hẳn và tôi thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau buốt trên đỉnh đầu.
 
Còn một hình thức tra tấn khác cũng rất kinh khủng là chúng tôi bị buộc phải chứng kiến những nữ tù nhân khác bị tra tấn. Bọn chúng nhốt tôi vào cùng một phòng với nạn nhân đang bị tra tấn và buộc tôi phải nghe những tiếng roi quất, những tiếng kêu thét của nữ tù nhân. Thế là một mũi tên trúng hai đích, người thì bị tra tấn về thể xác, người kia thì bị tra tấn về tinh thần.
 
Đôi khi bọn cai ngục bắt những đứa con chứng kiến mẹ mình bị tra tấn. Nhiều người đã chết trước mặt tôi khi bị đánh đập quá dã man. Zakeri là một phụ nữ khoảng 70 tuổi, mỗi lần tra tấn bà là bọn chúng là vất hai người cháu gái của bà, một người 12 tuổi còn một người mười bốn tuổi và hai con trai của bà vào chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó”.
 
Quả thật những ngày sống trong tù là chuỗi ngày những nữ tù nhân bị đọa đầy cả thể xác lẫn tinh thần. Đa số những người này phải kết thúc cuộc đời ở trong tù. Ladan may mắn hơn những người phụ nữ bị bắt vào tù khác rất nhiều khi chỉ phải ở trong tù bốn năm.
 
Nhưng chỉ cần như thế thôi cô cũng đã phải nếm trải quá nhiều đau đớn và khi kể ra đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng sửng sốt. Cô còn tiết lộ một hình thức xử tử khủng khiếp dành cho nữ tử tù – đặc biệt là tù chính trị, đó là bị bắn một viên đạn vào tử cung và chết dần trong đau đớn và mất máu.
 
Ấn tượng kinh khủng nhất trong những ngày sống trong nhà tù còn in hằn trong tâm trí Ladan chính là nghi thức cưỡng dâm – một nghi thức cực kì dã man và vô nhân đạo dành cho những nữ tử tù còn trinh trước ngày xử tử. Và điều đau lòng nhất là chính em gái Ladan, Nassrin Pardehshenas, mười tám tuổi, bị bắt vào nhà tù sau Ladan một thời gian với cùng một tội danh như cô là một trong những nạn nhân của nghi thức này
 
Nghi thức phá trinh nữ tử tù trước giờ hành quyết
 
Ai cũng biết hiếp dâm là một tệ nạn phổ biến trong các nhà tù ở Iran. Không chỉ những nữ tù nhận bị hiếp dâm mà những tù nhân nam, trong đó đa số là những cậu bé còn đang tuổi vị thành niên cũng bị như vậy. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, trong nhà tù ở Iran còn diễn ra một nghi thức mang tính hủ tục và vô nhân đạo đó là tập tục cưới giả và tục phá trinh những thiếu nữ còn trinh trắng trước ngày hành quyết. Nghi thức này được đưa thành đạo luật do Ayatollah Khomeini ban hành sau khi ông ta lên cầm quyền ở Iran vào năm 1979.
 
Một trinh nữ Iran sau song sắt
Một trinh nữ Iran sau song sắt
 
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến nghi thức này. Thứ nhất, ở đất nước Hồi giáo Iran, có một quy định rằng không được xử tử hình với những tử tù là những cô gái còn trinh. Nếu như làm đúng như vậy thì rất nhiều những nữ tử tù còn trinh trắng sẽ được nương nhờ quy định này mà thoát chết.
 
Nhưng không, chế độ hà khắc tại đất nước này đã quyết cho họ chết thì họ phải chết và cái chết này còn đáng sợ hơn những cái chết bình thường khác bởi nó không yên ả chút nào. Nếu như những nữ tử tù còn trinh thì người ta sẽ biến các cô thành những cô gái đã mất trinh và tiếp tục xử tử hình. Trước ngày hành quyết, người ta sẽ thực hiện nghi lễ làm đám cưới giả giữa trinh nữ đó và thường là với một cai ngục.
 
Sau phần nghi lễ, người chồng giả sẽ thực hiện việc phá trinh cô gái để hoàn thành hết phần nghi thức. Nguyên nhân thứ hai, nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hủ tục này đó là theo quan niệm của người Hồi giáo, một trinh nữ khi chết đi sẽ được lên thiên đàng. Vì vậy, để đảm bảo rằng chắc chắn các cô sẽ bị xuống địa ngục, chỉ còn cách là biến các cô trở thành đàn bà.
 
Có thể nói hãm hiếp nữ tù nhân, đặc biệt là những cô gái còn trinh là một việc xảy ra như cơm bữa trong nhà tù của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, và bằng cách làm như vậy, giới tăng lữ và chính quyền tuyên bố rằng họ “tuân thủ các giá trị, các nguyên tắc Hồi giáo và pháp luật đó là ngăn chặn một cô gái trinh nữ để đi đến thiên đàng… rằng đây là những sinh vật hạ đẳng và họ không xứng đáng với đấng tối cao, do đó việc họ bị cưỡng hiếp để đảm bảo rằng họ sẽ kết thúc trong địa ngục”.
 
Không phải tất cả những người đàn ông được chọn làm chồng của các nữ tử tù trong cuộc kết hôn giả đều cảm thấy mình là người sung sướng và may mắn. Tehran, một trong những thành viên của lực lượng dân quân Basij của Iran đã nói rằng rất sợ bị buộc phải kết hôn với nữ tù nhân trinh nữ đêm trước khi hành quyết.
 
Người dân quân vô danh tiểu tốt của quân đội Iran nói rằng anh “vinh dự” được nhận trọng trách này từ khi vừa đủ 18 tuổi. Hãm hiếp nữ tù nhân được xem là việc làm cần thiết để đưa người con gái đến với cái chết một cách hợp tín ngưỡng, hợp pháp ở nơi đây. Tehran kể rằng nếu may mắn thì cô gái sẽ được cho uống thuốc ngủ trước khi bị hãm hiếp và điều đầu tiên và cũng là cuối cùng chờ đợi cô sau khi tỉnh dậy là tới pháp trường hoặc phòng xử tử.
 
Nhưng cũng có những phạm nhân không có được may mắn, diễm phúc đó. Vậy là trước khi chết họ lại phải chịu một cơn đau đơn, vật vã khác. Không phải “ông chồng” nào cũng thấu hiểu, thương cảm cho nỗi đau mà các cô phải chịu đựng nên những cuộc phá trinh có khi là những cuộc bạo dâm vô cùng khủng khiếp.
 
Nhưng Tehran thì có vẻ thấu hiểu điều này và anh nói rằng anh luôn bị ám ảnh bởi tiếng thét đau đớn của họ trong cuộc hiếp dâm. “Tôi luôn nhớ tiếng khóc và tiếng thét của họ sau khi cuộc hiếp dâm kết thúc”, Tehran bùi ngùi nói với báo chí. “Tôi không bao giờ quên cảnh một cô gái đã tự cào xé vào cổ mình đến trầy xước, chảy máu khi tôi thực hiện cuộc phá trinh”.
 
Cũng có khi, Tehran gặp phải sự chống cự quyết liệt từ phía các cô gái, và khi đó, thay vì tự cào mình để nỗi đau bị cào xé có thể làm vơi đi, quên đi phần nào nỗi đau thể xác và tinh thần khi bị phá trinh, đối tượng cho các cô trút lên sự đau đớn của mình chính là những người đang trực tiếp làm các cô đau đớn kia. Tehran có lần bị một cô cào cho chảy máu ở cánh tay.
 
Trinh tiết của người con gái tại một đất nước Hồi giáo rất được xem trọng và bản thân các cô gái cũng ý thức được điều đó. Chính vì vậy, các nữ tử tù sợ việc bị phá trinh còn hơn cả cái chết. Sau khi bị hiếp dâm, phần lớn các cô gái đều thất thần, trống rỗng và có vẻ như họ đã sẵn sàng đón nhận cái chết. Cái chết lúc này dường như không còn quá đáng sợ với họ nữa, điều kinh khủng nhất thì họ đã trải qua rồi. Sự độc ác của hủ tục này trước hết bởi nó vùi dập, chà đạp lên nhân phẩm của con người.
 
Ngày hôm sau, một giấy chứng nhận đã kết hôn được gửi cho gia đình cô gái. Cùng với tờ giấy chứng nhận đó là một hộp sô – cô – la, thứ được coi như một món quà cưới – và món quà cưới này tương đương với một thông báo chính thức với gia đình cô gái rằng cô đã bị hành quyết.
 
Sarmast Akhlaq Tabandeh, một người chuyên thẩm vấn, tra khảo các nữ phạm nhân kể lại quy trình xử tử một cô gái còn trinh ở nhà tù Shiraz trong một lần bị bắt giữ như sau: “Flora Owrangi, người quen của một người bạn của tôi là một trong những nạn nhân của tục cưới giả.
 
Đêm trước khi hành quyết, một mullah (giáo sĩ Hồi giáo) sẽ thực hiện một cuộc bốc thăm ngẫu nhiên xem thành viên nào của đội xử bắn hoặc binh lính trông coi nhà tù nào sẽ cưỡng hiếp cô. Sau đó cô bị tiêm thuốc mê và bị hãm hiếp. Ngày hôm sau, sau khi cô bị hành quyết, mullah phụ trách đã viết một giấy chứng nhận kết hôn giữa cô và người lính hãm hiếp, rồi gửi một hộp kẹo về cho cha mẹ của cô”.
 
“Chiếc lồng con ở giữa chiếc lồng to”
 
Tìm hiểu về số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nhà tù Iran, ta thấy hiểu hơn về chế độ chính trị và tôn giáo mang tư tưởng trọng nam, khinh nữ hà khắc bậc nhất trên thế giới. Nhưng chúng ta cần phải hiểu thêm rằng, những gì phụ nữ Hồi giáo phải chịu đựng trong tù mới chỉ thể hiện được phần nào cuộc đời và số phận của họ.
 
Nếu như coi nhà tù là chiếc lồng ác nghiệt thì nó mới chỉ là một chiếc lồng con. Cả đất nước Hồi giáo với chế độ chính trị và tôn giáo mới là chiếc lồng to, là nhà tù lớn mà người phụ nữ dẫu cho có thoát khỏi nhà tù với sà lim, song sắt thì cũng không sao thoát ra khỏi nhà tù lớn bao trùm, quy định cuộc đời họ từ ngàn đời nay.
 
Nước công hòa Hồi giáo này kiên quyết hỗ trợ việc thực hiện chế độ đa thê, một người đàn ông có thể kết hôn với tối đa là bốn người vợ. Tuổi kết hôn của bé gái nếu có sự đồng ý của người cha là chín tuổi. “Thời gian thích hợp nhất cho cô gái có thể kết hôn là khi cô gái có kì kinh nguyệt đầu tiên ở nhà chồng chứ không phải nhà cha cô”, Ayatollah Khomeini nói.
 
Việc một bé gái bị ép buộc kết hôn với một người đàn ông lớn tuổi trở nên phổ biến ở đất nước này. Tạp chí Adineh đã viết trong mùa hè 1991: “Một bé gái 11 tuổi  kết hôn với một người đàn ông 27 tuổi. Cha của cô bé, người có 7 cô con gái được nhận 300 đô la khi đồng ý cho cuộc hôn nhân này. Hôm sau đám cưới, cô gái được đưa đến bệnh viện trong nỗi đau đớn từ vết rách nghiêm trọng ở bộ phận sinh dục của cô”.
 
Khi đã kết hôn, nguời phụ nữ phải luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu tình dục của chồng mình một cách vô điều kiện, nếu từ chối, cô sẽ không được cung cấp quần áo, không được ăn uống và có thể bị đuổi khỏi nhà. Cô cũng không có quyền ra khỏi nhà kể cả là để làm những công việc như dự đám tang cha mẹ mình nếu không có sự cho phép của chồng.
 
Nếu một người đàn bà ngoại tình, người đó sẽ chịu hình phạt ném đá cho đến chết. Khi người đang bà tội lỗi đó đã chết, người ta sẽ chôn người đàn bà này đến cổ, còn đầu thì chỉ được phủ một tờ giấy lên mà thôi. Điều 116 trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ghi kích thước những viên đá được sử dụng để ném không được to đến mức giết chết người đàn bà trong cú ném đầu tiên, cũng không được nhỏ đến mức ném mãi mà người phụ nữ đó vẫn không chết. Theo quan niệm của người Hồi giáo, tội lỗi đê tiện nhất và không thể tha thứ là tội ngoại tình.
 
Trong thời gian gần đây, những giáo sĩ đạo Hồi và những người trong chính quyền còn gọi phụ nữ là “arat”, một từ thuộc tiếng Urdu. Từ này lại bắt nguồn từ một từ trong tiếng Ả Rập “awrah” có nghĩa là “âm đạo”. Điều này có nghĩa là  toàn bộ cơ thể của một phụ nữ Hồi giáo là một âm đạo rất lớn và ngoài ra không có ý nghĩa gì khác.
 
Từ “nikah” có nghĩa là “hôn nhân” cũng xuất phát từ từ “nokh”, một từ Ả Rập có nghĩa đen có nghĩa là “thâm nhập”. Như vậy, kết hôn theo quan niệm của người Hồi giáo không có nghĩa là sự gắn kết cả về tinh thần và thể xác trên cơ sở tình yêu thương và sự tôn trọng lẫn nhau, mà chỉ đơn thuần là sự “xâm nhập tình dục”.
 
Khoản tiền mà người chồng bỏ ra để có một người vợ phục vụ mình được gọi là “mahr”. Để có một khoản “mahr” cao, người cha hoặc người anh có khi còn bán đấu giá con gái hoặc em gái họ. Và thường thì cô gái không bao giờ được quyền biết và sử dụng số tiền cha cô đã “bán” cô.
 
Luật hôn nhân của người đạo Hồi không có cái gọi là “cưỡng ép quan hệ tình dục” với phụ nữ sau khi kết. Không có gì gọi là hôn nhân cưỡng hiếp. Khi “mahr” được trả, người vợ là một nô lệ tình dục hợp pháp của người đàn ông bên cạnh ba bà vợ khác tương tự cô.
 
Ham muốn tình dục và sở thích của người phụ nữ cũng không bao giờ được biết tới trong Hồi giáo. Người ta cũng quan niệm rằng phụ nữ nham hiểm như ma quỷ, là hiện thân của tội lỗi và sự lôi kéo, dụ dỗ. Cô ta không được bước vượt ra ngoài ngôi nhà của mình, vì sợ rằng tội lỗi của cô ta sẽ hiện diện ngoài xã hội.
 
Cô ấy phải ở nhà, phục vụ những ham muốn xác thịt của chồng cô. Chính vì việc coi người phụ nữ chẳng qua chỉ là công cụ thỏa mãn ham muốn tình dục cho người đàn ông, người phụ nữ trở thành nô lệ tình dục và tỉ lệ gái mại dâm ở Iran – những cô gái trùm khăn che mặt thường đứng ở đường cao tốc luôn ở mức cao.
 
Người ta so sánh cuộc sống của các cô gái ở nước Anh và cuộc sống của những cô gái Iran, những người sống cách đó 3000 dặm. Một người phụ nữ trẻ nước Anh được học hành giáo dục đầy đủ, có thể mặc quần áo đẹp và trang điểm nơi công cộng, có thể dùng điện thoại di động, đi ăn uống ngoài quán xá với bạn trai, nếu cô ấy phạm tội trong lúc mang thai, cô ấy sẽ được xem xét tội lỗi sau khi sinh, cho dù có phải ở tù thì cũng là một nhà tù nhân đạo đặc biệt.
 
Trong khi đó một phụ nữ trẻ Iran thì không được đi học hoặc học hành rất ít, phải che kín mặt mọi lúc, mọi nơi, không được trang điểm, ăn mặc hay làm bất cứ điều gì thể hiện sự gợi cảm, nữ tính của cô nơi công cộng, nếu bị bắt gặp uống rượu với một chàng trai ở bên ngoài chắc chắn cô sẽ bị đánh đạp, nếu bị bắt gặp ngoại tình hoặc mang thai ngoài hôn nhân thì cái chết bằng ném đá – hình phạt man rợ thời trung cổ sẽ chờ sẵn trên đầu.
 
Khi Mohammad Khatami trở thành Tổng thống tháng năm 1997, ông đã có những lời hứa hẹn nhưng rồi chính quyền của ông cũng cuồng tín không khác gì mấy chính phủ trước đây. Ông phát biểu: “Một trong những sai lầm lớn ở phương Tây là sự giải phóng phụ nữ”.
 
Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, người tiền nhiệm của Khatami  tuyên bố rõ ràng rằng phụ nữ là kém cỏi hơn đàn ông và phải được đối xử khác: “Pháp luật công bằng không có nghĩa là tất cả các luật phải được giống nhau cho nam giới và phụ nữ …”, dĩ nhiên trong sự không công bằng này, bất lợi, thiệt thòi thuộc về người phụ nữ.
 
Mullah Mohammad Yazdi, người đứng đầu tòa án Iran cũng nhấn mạnh: “Việc quỳ gối trước mặt Chúa trời còn có thể không bắt buộc, nhưng người vợ cần quỳ xuống trước mặt người chồng của họ”. Ông cũng cho biết: “Một người phụ nữ là hoàn toàn sở hữu của chồng cô ta”. Cuộc sống của người phụ nữ Iran thật khó mà thay đổi bởi những người lãnh đạo đất nước Iran luôn thể hiện một quan điểm thiếu bình đẳng giới đến mức như vậy.
 
Theo Pháp luật Cuộc sống
.