Gần đây, các nhà bình luận, nghị sỹ Đảng cộng hòa, thậm chí các nước đồng minh của Mỹ đều bắt đầu lo lắng về các cam kết quân sự tại châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, trước áp lực của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng và các vấn đề quan tâm toàn cầu.
 
 
Cho dù Trung Quốc có bố trí tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình có khả năng tấn công tàu chiến đang di chuyển của Mỹ, thì độ chính xác của những tên lửa này cũng phải dựa vào radar, mà radar rất dễ bị gây nhiễu hoặc bị tập kích. Bắc Kinh hầu như không có khả năng theo bám hoặc đánh chìm tàu ngầm của Mỹ, mà chúng chính là lực lượng đáng sợ nhất đối với quân đội Trung Quốc. 
 
Ngoài ra, cự ly bay của máy bay chiến đấu Trung Quốc ở biển Đông, sẽ vượt quá phạm vi yểm trợ của máy bay cảnh báo sớm và các loại máy bay khác của quân đội nước này. Đây sẽ là điểm yếu để Mỹ khai thác triệt để.
 
Thứ ba, nếu nói Mỹ hạn chế trong việc điều quân là hơi quá. Giới diều hâu Mỹ cho rằng, trách nhiệm toàn cầu khiến cho Washington chỉ có thể điều một bộ phận binh lực để đối phó với Trung Quốc.
 
Nhưng nếu không xảy ra nguy cơ buộc Lầu Năm Góc phải điều chuyển lực lượng đến khu vực này, thì chiến tranh cơ bản cũng không xảy ra. Hơn nữa, bản thân Bắc Kinh cũng có những quan ngại về quân sự phải dè chừng, ví dụ như đề phòng Ấn Độ.
 
Thứ tư, vũ khí hạt nhân của Mỹ có vai trò to lớn trong răn đe Trung Quốc. Ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hoài nghi về việc Mỹ sẽ mạo hiểm sử dụng chiến tranh hạt nhân để bảo vệ đồng minh, thì việc này cũng sẽ làm cho Bắc Kinh buộc phải gạt bỏ tư tưởng xâm lược một nước đồng minh của Mỹ.
 
Không những thế, Bắc Kinh cũng không tuyệt đối tin tưởng là kho vũ khí hạt nhân của mình có đủ khả năng thoát khỏi đòn tập kích đầu tiên của quân đội Mỹ hay không.
 
Những tinh túy trong chính sách ngoại giao của Washington tự có sức răn đe của nó, mỗi một quyết định chính sách ngoại giao xung quanh mình đều có thể làm ảnh hưởng đến sức mạnh răn đe của nước Mỹ. Nhưng ổn định Đông Á là điều kiện tiên quyết, vì nếu xảy ra chiến tranh, tất cả các “ông lớn” đều trở thành “kẻ bị hại”.
 
Theo ANTĐ