Đây là những đánh giá tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 ngày hôm nay (29/4). Theo chương trình phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác.

leftcenterrightdel
Thủ tướng yêu cầu không được lơ là, chủ quan dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, trong bối cảnh Việt Nam có độ bao phủ vắc xin lớn nhưng độ mở cửa cũng rất lớn. Ảnh:VGP

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tuy dịch bệnh được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ do có thể xuất hiện những biến chủng mới trên thế giới. Các cấp, các ngành quyết liệt triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền Bắc Bộ, vùng ĐBSCL, quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

Trong tháng 4, chúng ta cũng tập trung giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng liên quan tới các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục rà soát thúc đẩy tháo gỡ khó khăn các dự án yếu kém.

“Qua các báo cáo, tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh-quốc phòng, đối ngoại, hội nhập.”- Thủ tướng nói và nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cả về tinh thần và tinh thần, niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố và tăng cường. Vị thế và uy tín đất nước ta trên thị trường quốc tế được nâng lên.

Bên cạnh đánh giá về những kết quả đạt được, Thủ tướng đề nghị các đại biểu cần phân tích kỹ thêm về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.

Cũng theo Người đứng đầu Chính phủ, tình hình thời gian tới còn nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố trong nước và quốc tế. Nhắc lại đợt bùng phát dịch lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4/2021 trong dịp nghỉ lễ, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành không được lơ là, chủ quan dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, trong bối cảnh Việt Nam có độ bao phủ vắc xin lớn nhưng độ mở cửa cũng rất lớn.

Cùng với đó, phải chuẩn bị tốt cho nhiều sự kiện quan trọng trong tháng 5 như: Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII và khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, SEA Games 31…

 Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & đầu tư, tiếp nối đà phát triển của quý I, tình hình tháng 4 tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, các cân đối lớn được bảo đảm và có dư, nhiều lĩnh vực đạt mức tốt hơn cả những năm trước đại dịch.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng thấp nhất của tháng 4 trong giai đoạn 2017-2022); các cân đối lớn, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 45,7% dự toán, tăng 13,3%.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng tăng 7,5%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,3% (cao hơn tốc độ tăng 5,8% và 9,6% của cùng kỳ năm 2018 và 2019, những năm chưa có dịch COVID-19). Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 3,9% so cùng 

Minh Nhật