|
|
Chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bị đề nghị mức án đến 3 năm tù giam |
Theo cáo trạng của VKSND cùng cấp, Phạm Thị Mỹ Linh là chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh đóng tại phường Hiệp Thành, quâ%3ḅn 12, TP.HCM được UBND phường Hiệp Thành cấp giấy phép hoạt động vào ngày 29/9/2014. Sau đó đến ngày 14/10/2016 được UBND phường Hiệp Thành đổi loại hình hoạt động sang Lớp Mẫu Giáo Mầm Xanh. Số lượng trẻ Linh nhận trông giữ gần 40 cháu. Linh vừa là chủ cơ sở, đồng thời là người quản lý trực tiếp đứng lớp cùng với hai bảo mẫu là Đào và Huỳnh chăm sóc các cháu. Do các cháu khóc, không chịu ăn uống nên từ ngày 10/10/2017 đến ngày 10/11/2017, Linh, Đào và Quỳnh đã dùng tay, chân, dao, bình nước rửa chén, muỗng Inox, vung, nồi, dép, khăn tay đánh vào nhiều vùng trên người nhiều cháu đang chịu sự quản lý chăm sóc của Mẫu giáo Mầm Xanh và đã bị báo chí phản ánh.
Sau quá trình điều tra lại, Công an quận 12 đánh giá hành vi của Huỳnh "đã gây ra sự đau đớn, khiếp sợ về mặt thể xác và tinh thần cho các cháu bé" nên quyết định khởi tố Huỳnh về tội hành hạ người khác.
|
|
Toàn cảnh xét xử 3 bị cáo tại phiên tòa sáng nay |
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát đọc cáo trạng luận tội đối với 3 bị cáo, cụ thể: trong thời gian 1 tháng từ ngày 10/10/2017 – 10/11/2017 bị cáo Phạm Mỹ Linh trực tiếp đánh 14 cháu, Nguyễn Thị Đào trực tiếp đánh 6 cháu và Phạm Như Huỳnh có hành vi cầm dao đe dọa 6 cháu, cháu nhỏ nhất là 1 tuổi 2 tháng, cháu lớn nhất là 5 tuổi 10 tháng. Tại phiên tòa các bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình và lời khai của các bị cáo phù hợp với lời khai tại Cơ quan cảnh sát điều tra.
Đến trưa cùng ngày, đại diện VKSND quận 12 thực hành quyền công tố tại tòa phát biểu quan điểm giải quyết vụ án. Theo đó, đại diện VKS nhận định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các trẻ bị bạo hành, gây bức xúc dư luận nên cần tuyên phạt các bị cáo mức án nghiêm khắc.
Trong đó, bị cáo Linh cho phép 2 nhân viên của mình đánh các cháu. Đặc biệt, bị cáo Huỳnh chưa đủ tuổi thành niên, nhưng đã bạo hành các cháu, dưới sự cho phép của Linh, nên VKS áp dụng tình tiết tăng nặng là “xúi giục trẻ vị thành niên phạm tội”. Hành vi của Linh cần nghiêm trị và phải chịu trách nhiệm cao hơn 2 bị cáo còn lại, cần cách ly khỏi xã hội trong thời gian dài để cải tạo, răn đe.
Hai bị cáo Huỳnh và Đào giữ vai trò đồng phạm, phạm tội không có tổ chức. Các bị cáo phạm tội một phần do nhận thức, không có nghiệp vụ sư phạm. Khi biết hành vi của mình là sai trái đã chủ động nghỉ việc, hợp tác tốt với các cơ quan chức năng để giải quyết vụ án nên coi đây là tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho 2 bị cáo.
Thời điểm phạm tội, bị cáo Đào có thai, hiện đang nuôi 2 con nhỏ song sinh. Bị cáo Huỳnh chưa đủ tuổi thành niên, nhận thức pháp luật hạn chế để giảm cho 2 bị cáo Huỳnh và Đào một phần hình phạt.
Sau khi cân nhắc, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên các bị cáo phạm tội Hành hạ người khác. Đề nghị tuyên phạt bị cáo Linh mức án từ 2 năm 6 tháng tù đến 3 năm tù giam, phạt bị cáo Đào 1 năm 6 tháng đến 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Bị cáo Huỳnh bị đề nghị mức án từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng của VKSND quận 12 quy kết. Bị cáo Linh đã có hành vi bạo lực, đe dọa, đánh, chửi các trẻ bằng nhiều vật dụng khác nhau, có tính bạo lực rất cao, bạo hành các trẻ nhiều lần, kéo dài trong nhiều ngày.
Tuy nhiên, HĐXX cũng cân nhắc xem xét giảm cho các bị cáo một phần hình phạt. Trong đó, bị cáo Linh thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, có hoàn cảnh khó khăn; Bị cáo Đào đang nuôi con nhỏ, thời điểm phạm tội khi đang mang thai; Bị cáo Huỳnh là lao động chính, đang phải nuôi cha mẹ già, thời điểm phạm tội chưa đến tuổi thành niên…nên giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.
Từ các phân tích nêu trên, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Linh 3 năm tù giam; Tuyên phạt bị cáo Huỳnh 1 năm 6 tháng tù treo, thời gian thử thách là 3 năm; Tuyên phạt bị cáo Đào 2 năm tù treo, thời gian thử thách là 4 năm.
Phi Sơn – Nam Phong