Cuộc sống thành thị ngày càng “vi tính hóa”, hầu hết công việc và thói quen đều phụ thuộc khá nhiều vào internet. Bỗng một ngày đứt cáp khiến cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng (NTD) bị ảnh hưởng. Điều đáng nói là quyền lợi NTD dường như bị bỏ qua khi đường truyền bị gián đoạn mà nhà mạng không hề thông báo.

 


Hay những ý kiến khác: “Đề nghị không thu phí internet của khách hàng trong thời gian mạng yếu do cáp quang bị đứt”, “Cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam ở đâu? Quá trình xây dựng và thiết kế kỹ thuật làm chưa chuẩn là lỗi của nhà mạng, họ không đảm bảo lưu lượng đã cam kết sao vẫn không chịu bất cứ chế tài nào?”...

Trên một tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam, phía dưới bản tin thông báo đứt cáp cũng chi chít hàng trăm lời bình luận: “Mỗi lần đứt cáp quang, năng suất làm việc của công ty tôi... giảm 70%! Cảm ơn nhà mạng”. (Dvid Long); “Chẳng hiểu công ty bác làm về lĩnh vực gì, chắc là bán hàng offline, công ty tôi làm việc online, gửi mỗi cái email mà ngồi 30 phút không xong” (Quách Tĩnh); “Bác cắt mạng rồi bác xài bằng gì, bác xài 3G hay gì đi nữa thì chủ yếu là sẽ đi qua tuyến này nhé bác”; “Tiền thì vẫn đóng hàng tháng, thiệt hại thì tự mà chịu. Nản...”; Còn bạn Minh Trí chua chát: “Mỗi lần điện thoại hỗ trợ thì chậm trễ, chất lượng phục vụ khách hàng quá tệ, trong vòng 2 năm mà tôi phải sử dụng tới 3 nhà mạng vì chất lượng quá kém”.

Những bình luận mang tính chất phản ánh gay gắt nhan nhản trên các trang mạng nhưng liệu những ý kiến phản hồi đó có tới được doanh nghiệp, nhà cung cấp không? Trường hợp nếu có thì doanh nghiệp có lưu tâm chưa?

Một số nhận định cho rằng những vụ nhỏ lẻ liên quan tới quyền lợi của một người hoặc một nhóm người thì người ta sẽ thấy bức xúc và làm khiếu nại tới cùng. Còn đứt cáp là sự cố chung gây ảnh hưởng đến nhiều người và mọi người có suy nghĩ rằng ai cũng như mình, không ai nghĩ tới việc đòi quyền lợi chính đáng cho cả một tập thể.

Tuy nhiên, trong Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định: “NTD được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, quảng cáo hoặc cam kết”.

Vì vậy, NTD cần cương quyết nhờ đến sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, Hội bảo vệ quyền lợi NTD và những cơ quan truyền thông để có tiếng nói chung và có những chế tài hữu hiệu nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
 

Theo Người tiêu dùng

.