(BVPL) - Ngày 22/11/2015, tại buổi lễ khánh thành công trình luồng qua cửa Lạch Giang ( Nam Định), đại diện ngân hàng thế giới, bà Victoria Kwakwa - giám đốc quốc gia Việt Nam đã khẳng định rằng “dự án Lạch Giang đã hoàn thành về chất lượng và tiến độ vượt mong đợi”. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều cơ quan thông tấn đã đăng tải tin tức về đơn kiện của ông Lê Văn Tắn, “tố” Công ty cổ phần Lochsa Việt Nam (Cty Lochsa) thay đổi thiết kế, “rút ruột” công trình, khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn.
Để đưa đến bạn đọc thông tin đa chiều, khách quan nhất về vụ việc gây hoang mang dư luận này, nhóm phóng viên chúng tôi đã tới cty Lochsa để tìm hiểu sự thật đằng sau nghi vấn: vì sao một công trình được nhà tài trợ nước ngoài đánh giá là vượt ngoài mong đợi về cả chất lượng và tiến độ lại bị tố như vậy.
Tố cáo thiếu căn cứ?
Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường thủy và tư vấn giám sát công trình cho biết: Những thông tin phản ánh, đăng tải tiêu cực một chiều về dự án làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và năng lực của các bên, cũng như gây hoang mang dư luận. Đặc biệt, tạo nên hình ảnh xấu trong mắt ngân hàng Thế giới về nguồn vốn được đầu tư của dự án.
“Hầu hết các thông tin mang tính suy diễn, thổi phồng, dụng ý bôi nhọ lãnh đạo hoặc Chủ đầu tư. Có những thông tin khiến dư luận xã hội nghi ngờ, nghi vấn theo kiểu “liệu có sự gian dối nào trong quá trình thi công công trình chủ đầu tư là Bộ giao thông vận tải cũng như đơn vị cho vay đối ứng là Ngân hàng thế giới không phát hiện ra” – vị đại diện nói.
Losha cũng cho hay: Theo đơn thư tố cáo của công dân, Ban quản lý các dự án đường thủy đã thành lập tổ công tác độc lập để xác minh sự việc và cho thấy những việc ông Lê Văn Tắn tố cáo như trên là không có cơ sở. Tất cả các nhà thầu thi công tại công trình Lạch Giang đều chịu sự giám sát nghiêm ngặt của nhà tư vấn giám sát nước ngoài. Công trình hoàn thành rất tốt, đã được đại diện Ngân hàng thế giới công nhận. Tuy nhiên trong quá trình sửa chữa sai sót thì có một vài điểm chưa hợp lý thì nhà thầu có thể khắc phục trong 24 tháng bảo trì bảo hành, đây là điều hoàn toàn bình thường.
Vì ban quản lý còn dự lại 5% giá trị hợp đồng để bảo trì bảo hành công trình, và bảo lãnh thực hiện hợp đồng 10% cho đến hết 24 tháng tương với số tiền gần 24 tỷ đồng. Nếu có sai sót thì nhà thầu sẽ sửa chữa là chuyện bình thường. Đề nghị các cơ quan chức năng báo chí yêu cầu ông Lê Văn Tắn cung cấp những bằng chứng để chứng minh những nội dung mà ông Tắn đã nêu trong đơn tố cáo. Không hiểu động cơ gì mà ông Lê Văn Tắn lại kiện cáo như thế. Đây có phải sự trung thực của một công dân, vì ích nước lợi nhà hay động cơ của một cá nhân. Việc ông Lê Văn Tắn tố cáo rút ruột công trình và tố cáo sai thiết kế mà không đưa ra được bằng chứng cụ thể là một việc làm hết sức cá nhân.
Cụ thể, việc ông Tắn tố cáo: Khối Haro đúc tại Hà Nam sử dụng đá tổng hợp pha lẫn mạt đá không phải đá tiêu chuẩn như quy chuẩn kỹ thuật thì theo tổ xác minh, điều này là sai sự thật.
Đá 700-800kg dưới cục Haro 3.5T, từ hàng chân lên đến cục thứ 3 (từ dưới lên) đã bị thay thế bằng đá lõi, từ cục Haro tiếp theo trở lên có đá 700-800kg nhưng cũng bị chèn lẫn nhiều đá nhỏ. Có một vài điểm sai sót trong quá trình thi công, do hiện tượng bị lún cũng như để đảm bảo độ bằng phẳng nhằm xếp khối Haro nên việc phải kê những viên đá nhỏ hơn đá 700-800kg vào giữa lớp đá 700-800kg và khối Haro cũng như việc phải chèn những viên đá nhỏ hơn đá 700-800kg vào lỗ rỗng giữa những viên đá 700-800kg là cần thiết.
Tương tự như vậy, nhưng thông tin ông Tắn cung cấp về việc: Đá 500-1000kg (đoạn K0-K0+269) không đúng chủng loại (viên to nhất<500kg); Đá 1000 -2000 kg (K0+718-K1+330) pha tạp chất nhiều viên đá không đảm bảo cường độ, có nhiều cục đá bị phong hóa cũng không đúng sự thật.
Nghi vấn tố cáo để “né” tội lừa đảo…
Với nội dung ông Lê Văn Tắn tố rằng Công ty cổ phần Lochsa Việt Nam quỵt tiền 2.3 tỷ đồng tiền nhân công và chiếm dụng tiền của người lao động, công ty này cho biết:
Ông Lê Văn Tắn làm đại diện hợp đồng giao khoán phần nhân công và thiết bị xây dựng công trình: Gói thầu ICB số CV-A2.1-NDTDP với Công ty cổ phần Lochsa Việt Nam. Với giá trị hợp đồng, tạm tính và tương ứng được ghi rõ trong phụ lục đính kèm hợp đồng là:
26.202.496.486 đồng (Hai mươi sáu tỷ hai trăm không hai triệu bốn trăm chín sáu nghìn bốn trăm tám sáu đồng).
Các điều khoản trong hợp đồng nêu rõ ông Lê Văn Tắn phải trình tiến độ thi công, biện pháp thi công, nhân lực, vật lực, tập kết thiết bị theo yêu cầu. Nhưng trong quá trình thi công ông Lê Văn Tắn không thực hiện được theo các điều khoản trong hợp đồng bởi vì đơn vị của ông không có nhân sự, không có thiết bị, không có tài chính. Hơn nữa, ông Tắn còn lợi dụng lòng tin của người dân xung quanh dự án, mang danh dự của công ty Lochsa để làm bình phong lừa đảo người dân địa phương tại thị trấn Thịnh Long.
Ông Tắn không có nhân lực, vật lực mà thuê lại nhân công và thiết bị tại thị trấn Thịnh Long và cắt phế một khoản lợi nhuận trước. Ông Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Thuật và Lê Văn Tắn chia nhau số tiền đó, không sử dụng tiền phục vụ cho thi công mà chiếm dụng tư lợi cá nhân.
Để cố tình chiếm dụng sức lao động trực tiếp của họ, Công ty Lochsa đã ứng tiền cho ông Lê Văn Tắn thi công nhưng thực tế ông Lê Văn Tắn không sử dụng số tiền ứng từ công ty Lochsa để trả lương cho người lao động trực tiếp trên công trường dẫn đến người lao động chặn xe, chặn máy, biểu tình, cấm vận công trường thi công, làm cho công trình bị chậm tiến độ.
Trước tình hình đó, công ty cổ phần Lochsa Việt Nam đã thông báo cho người lao động đến làm việc trực tiếp với công ty để tìm hiểu nguyên nhân ông Tắn nợ. Lúc đó, sự thật mới được phơi bày.
Trước tình trạng đó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trực tiếp và để tránh tình trạng biểu tình công trình được hoạt động trở lại công ty Lochsa đã ép ông Lê Văn Tắn ký biên bản đề nghị công ty chuyển tiền trực tiếp cho người lao động sau đó sẽ trừ vào tiền khối lượng của ông Tắn khi được tư vấn giám sát nghiệm thu.
Qua sự việc trên chứng minh rằng ông Tắn không có năng lực, mà chỉ đi cắt phế lại công sức của người lao động, Công ty Lochsa đã họp nhiều lần với ông này để tìm hướng giải quyết, để đảm bảo quyền lợi cho ông. Phía công ty Lochsa đã gợi ý giao lại 600m phần đê sông, hoặc theo đề xuất của ông Tắn tùy theo khả năng thực tế, để công ty thực hiện cho kịp tiến độ.
Song với tình trạng không có nhân, lực vật lực và người lao động không chịu làm việc với ông Tắn. Cuối cùng, hai bên đi đến việc chốt khối lượng và thanh toán những hạng mục mà ông đã làm.
Trong quá trình thanh quyết toán ông Lê Văn Tắn đã đòi thêm nhiều hạng mục: đường công vụ, bãi san gạt, làm bến bãi, đào cống rãnh ở đê sông … với số tiền là 3 tỷ đồng nhưng kế toán và ban kiểm soát yêu cầu chứng minh giấy tờ mà ông đã làm cho các hạng mục đó. Ông Tắn không chứng minh được nên để giải quyết một cách hợp lý Ban chỉ huy công trường và các phòng ban đã tham mưu cho lãnh đạo công ty là nghiệm thu thực tế và tính tiền thực tế vì tất cả những gì ông Tắn nêu còn nguyên tại hiện trường. Không đạt được mục đích mong muốn, ông Lê Văn Tắn đã viết đơn tố cáo, vu khống gây áp lực cho công ty CP Lochsa Việt Nam để tống tiền.
Là người đã có “40 năm thâm niên” trong lĩnh vực xây dựng nên Ông Tắn hiểu rất rõ theo tin đồn thì công trình nào cũng có sai sót cứ đưa lên sẽ được các đăng tải, nhân bản nên ông đã viết đơn đi nhiều nơi để đòi những khoản tiền còn nợ theo “mơ ước”. Ông Tắn thừa biết nợ phải có đối chiếu công nợ, có người nhận nợ nhưng không cần những thủ tục pháp lý đó mà ông đã chọn đánh các nhà thầu bằng cách chọc thẳng vào các hạng mục công việc được cho là “kém chất lượng” để nhân rộng các đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo sai sự thật đến các cơ quan nhằm ra đòn đo ván nhà thầu chính - vị đại diện công ty Lochsa bức xúc.
Với động thái này, công ty cổ phần Lochsa Việt Nam đã chính thức gửi đơn khởi kiện ông Lê Văn Tắn.
Qua tìm hiểu nhóm phóng viên được biết gần đây nhất vào ngày 16/01/2016 đã xảy ra sự việc ông Trần Văn Hưng và ông Trần Văn Hội tại thị trấn Thịnh Long chặn công trình không cho di chuyển thiết bị và ra công trường đập phá với lý do ông Lê Văn Tắn chiếm đoạt 185.452.500 đồng. Để tránh rắc rối, công ty cổ phần Lochsa Việt Nam phải đứng ra để trả nợ thay cho ông Lê Văn Tắn. Và ông Trần Văn Hưng đã cam kết tại công an thị trấn Thịnh Long.
Ngoài ra ông Lê Văn Tắn cho đến thời hiện tại vẫn còn chiếm đoạt của công ty TNHH Thủy Nguyên số tiền là gần 60 triệu đồng.
Đáng thương nhất là trường hợp của hai Ông Nguyễn Trọng Kim và Ông Tuấn ở Quảng Ninh điều động cả dàn xe máy của chính mình với hàng chục thiết bị và cho vay 150.000.000 đồng để cho Ông Tắn thi công. Với dọng nói có lý có tình pha chút lẫn buồn tủi đề nghị Ông Tắn trả cho một ít để có tiền lương cho người lao động ăn tết nhưng cũng chẳng được một cắc nào. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Lochsa Việt Nam hội ý với các cổ đông và đã đồng ý phải giải vây cho Ông Nguyễn Trọng Kim tạm vay riêng 50.000.000 đồng để giải quyết tiền lương cho người lao động về ăn tết.
Tính từ khi đó đến nay Ông Tắn vẫn còn nợ Ông Nguyễn Trọng Kim với số tiền 854.644.000 đồng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Nhóm PV