Bên lề kỳ họp đại hội đồng quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF 6) diễn ra tại TP. Đà Nẵng ngày 28/6 vừa qua, Bộ TN&MT cùng Bộ NN & PTNT phối hợp tổ chức hội thảo Động vật hoang dã, tạo ra cơ hội để các đại biểu tham gia thảo luận, trao đổi các vấn đề liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã.

Nhiều đại biểu cho rằng, các khu vực thiên nhiên hoang dã, động vật hoang dã là tài sản lớn của du lịch sinh thái. Nếu được quản lý đúng cách thì các doanh nghiệp có thể xây dựng du lịch sinh thái vì lợi ích cộng đồng lẫn địa phương.

leftcenterrightdel
Các đại biểu trao đổi về vấn săn bắn động vật hoang làm mất sự đa dạng sinh học. 

Tuy nhiên hiện nay, số lượng và quy mô của nhiều quần thể động vật hoang dã đang bị suy giảm trên toàn thế giới. Việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đe dọa sự tồn tại lâu dài của quần thể nhiều loài. Trong đó, voi châu Phi, tê giác, hổ và tê tê là những động vật đang bị báo động.

Hàng chục ngàn con voi đã bị giết hại vì ngà. Những con tê giác bị săn trộm để lấy sừng dẫn đến việc tuyệt chủng. Sự suy giảm ngày càng tăng của quần thể động vật hoang dã sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đối với cộng đồng địa phương nói riêng và thế giới nói chung.

Nguyên nhân chính làm mất sự đa dạng sinh học là thiệt hại về môi trường sống và săn bắt bất hợp pháp, buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc tế.

Trao đổi tại hội thảo, ông NIK Sekhran, Giám đốc bảo tồn, WWF-US cho biết, mục tiêu của con người là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận vì thế nên khi nhìn thấy ngà voi và sừng tê giác là những sản phẩm nhận được giá rất cao và được mọi người săn đón thì con người cố gắng khai thác quá mức nhưng không nghĩ đến cái họa về sau. Họ cố gắng giết động vật để lấy da, lấy thịt thậm chí là lấy ngà cho suy nghĩ phù phiếm về thuốc chữa bách bệnh. Đây là suy nghĩ ấu trĩ và trở thành một thói quen xấu và hậu họa về sau.

“Theo tôi nghĩ giải pháp đóng cửa tất cả các chợ trái phép giành cho thị trường buôn bán động vật trái phép. Đây là giải pháp rất tối ưu: phá bỏ nguồn cầu để không còn nguồn cung; giảm tình trạng săn bắn gần như hoàn toàn. Những năm gần đây Ngân hàng Trung Quốc đã mở ngân sách để cứu voi, hổ và tê giác nhưng vẫn không có tác dụng lớn đến thực tại. Theo tôi, thay đổi thói quen sẽ thay đổi tất cả, còn nếu thói quen vẫn còn thì mọi giải pháp có tốt đến mấy cũng không còn khả thi” - bà Grace Ge Gabriel nói.

Tại Việt Nam, là “Báu vật thiên nhiên” của Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung, Bán đảo Sơn Trà sở hữu những nguồn gen quý hiếm, nền tảng tái tạo đa dạng sinh học. Nơi đây có tới 985 loài thực vật và 287 loài động vật có xương sống ở trên cạn (36 loài thú, 106 loài chim, 23 loài bò sát, 113 loài động vật không xương sống).

Trong đó, số lượng Voọc chà vá chân nâu - “nữ hoàng” của các loài linh trưởng, có đến 18 đàn tương ứng với 300 cá thể chiếm 30% tổng số cá thể hiện có ở Việt Nam. Điều đáng nói ở đây, loài này bị đe dọa tuyệt chủng ở nhiều nơi thì tại Sơn Trà, Voọc đang phát triển khỏe mạnh và bền vững. Điều này có được một phần do quyết tâm của chính quyền Đà Nẵng trong bảo vệ môi trường sống cho các loài động thực vật nơi đây.

leftcenterrightdel
Voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. (nguồn: internet) 

Bên cạnh đó, Bán đảo Sơn Trà nằm gần với trung tâm thành phố. Đây là ưu điểm giúp thành phố phát triển nhưng lại khiến bán đảo này phải chịu rất nhiều ảnh hưởng của sự tác động từ con người gây khó khăn trong sự phát triển bền vững của bán đảo Sơn Trà. Do đó, chính quyền lẫn các cơ quan chức năng cần có những phương pháp bảo tồn đúng cách nhằm giữ gìn mảng xanh trong lòng thành phố.

Hiện tại, bán đảo Sơn Trà nằm trong danh sách mà Liên đoàn môi trường quốc tế bảo vệ. Đơn vị này đã tổ chức chương trình nghiên cứu, đưa ra những biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ “báu vật” ở đây.

Lê tâm