Đây là những yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác trong buổi kiểm tra tại 5 Bộ: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN& PTNT), Y tế, Khoa học & Công nghệ, Tài chính và Tài nguyên môi trường để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hôm nay (1/4).

leftcenterrightdel
Việc sửa đổi quy định về sử dụng muối I-ốt dù vấn đề đã được bàn từ năm 2016, ông cho rằng, ba năm mà Bộ Y tế vẫn chưa làm xong là rất chậm, cần khẩn trương xử lý dứt điểm. 

Đặc biệt, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng cũng không đồng tình với giải thích của cơ quan Hải quan về những bất cập liên quan đến việc nộp thuế của phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu dư thừa đã nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu. Ông cho biết, các doanh nghiệp kiến nghị khoản thuế này được thống nhất nộp cho cơ quan thuế nội địa, chứ không phải phân chia danh mục và nộp cho 2 cơ quan là thuế và hải quan như hiện nay.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, kiến nghị này là hợp lý và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nên lắng nghe, tiếp thu, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tránh tình trạng co kéo về một cơ quan.

Ông cũng nhắc nhở Bộ Y tế “xử lý rất chậm” việc sửa đổi quy định về sử dụng muối I-ốt dù vấn đề đã được bàn từ năm 2016. “Việc này đã bàn từ năm 2016, tức là rất lâu rồi mà chưa sửa. Tổ công tác đã làm việc với Bộ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết yêu cầu sửa đổi. Ba năm mà vẫn chưa làm xong là rất chậm, cần khẩn trương xử lý dứt điểm, thể hiện bằng hành động cụ thể, thể chế hóa, chứ không phải cứ “tiếp tục, đang tiến hành””, Tổ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu để tiếp tục giảm thời gian làm thủ tục, ví dụ một doanh nghiệp may không xả thải như doanh nghiệp nhuộm mà cũng phải đánh giá 30 ngày thì quá lâu. Trong khi đó, Bộ này cho biết đang nghiên cứu sửa đổi Nghị định về môi trường, theo hướng giảm thời gian đánh giá tác động môi trường từ 45 ngày còn 40 ngày (với các dự án phức tạp) và 30 ngày (với dự án đơn giản).

leftcenterrightdel
Chủ nhiệm VPCP không đồng tình với giải thích của cơ quan Hải quan về những bất cập liên quan đến việc nộp thuế của phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu dư thừa đã nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu. 

Đối với Bộ NN&PTNT, các ý kiến được doanh nghiệp kiến nghị đó là: Vướng mắc trong quy định nhập khẩu nguyên liệu để gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của quốc gia khác; quy định công bố cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Đồng thời, đề nghị Bộ NN& PTNT, không áp dụng kiểm dịch thực vật với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu với trường hợp các lô gỗ đó các nước đã xuất khẩu đã có hồ sơ chứng nhận kiểm dịch rồi; đề nghị cập nhật các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y…

Trước các kiến nghị này, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, nêu quan điểm: Nhiều thủ tục, quy định rất cần thiết về lý thuyết, nhưng cần xem xét trên thực tế có cần không. “Cần xem xét năm vừa qua kiểm tra bao nhiêu lô hàng, phát hiện bao nhiêu vi phạm? Các nước đã có chứng nhận rồi thì mình có cần kiểm tra nữa không? Còn nếu cứ lý thuyết mà khẳng định là cần thì chúng ta đã không cần phải ngồi với nhau như thế này”, ông nói.

Liên quan đến Thông tư 02 về thức ăn chăn nuôi gây xôn xao dư luận thời gian qua với những quy định như lợn không được ăn cây chuối, thỏ không được ăn cà rốt…,  Tổ trưởng Tổ công tác cũng đề nghị Bộ NN&PTNT có ý kiến về vấn đề này. Ông cho rằng, việc Cục Thú y tiếp nhận hồ sơ trực tiếp để gặp doanh nghiệp là không phù hợp, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để giảm hồ sơ, thủ tục, tránh tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Huyền Trang