(BVPL) - Doanh nghiệp kinh doanh hào hứng hơn ai hết về chủ trương sử dụng xăng E5 trên toàn quốc, nhưng vẫn e ngại về đầu ra của sản phẩm nhất là khi giá thành vẫn còn cao như hiện nay.
 

 

Theo ông Sang, khi bán được nhiều xăng sinh học, doanh nghiệp sẽ không lỗ. Bởi doanh nghiệp sẽ được miễn phí môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt trên mỗi lượng Ethanol. Ngoài ra, theo ông, người nông dân khi trồng mì tươi (nguyên liệu sản xuất ethanol) cũng bán được 1.200 đồng mỗi kg trên giá vốn 800 đồng. "Nguồn cung sẽ không có gì lo ngại, nhưng quan trọng nhất là phải kích cầu. Bộ Công Thương đề xuất tháng 7/2013 sẽ áp dụng xăng E5 tại một số tỉnh nhưng nay theo lộ trình của Chính phủ đã lùi lại tới năm 2014. Nếu không kích cầu và thực hiện nghiêm túc, khả năng lộ trình này sẽ khó thực hiện", ông nói.

 

Một lãnh đạo xăng dầu lớn chia sẻ, giá xăng sinh học phải rẻ hơn nữa mới có thể đi vào đời sống. Bởi theo ông, đứng ở góc độ người tiêu dùng, họ có quyền cân nhắc giữa việc sử dụng xăng sinh học với A92 khi so sánh với lợi ích kinh tế và tuổi thọ của động cơ. "Đơn cử, đi ôtô, đổ đầy xe hết 50 lít, người mua tiết kiệm được 5.000 đồng, trong khi đó, xăng A92 đã đi vào tiềm thức của họ về hệ số an toàn thì người tiêu dùng sẽ cân nhắc", ông nói. Để giá xăng sinh học giảm thì cần có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước

 

Đồng tình quan điểm trên, ông Lê Xuân Trình, Phó tổng giám đốc PVOil cho hay, việc đưa ra giá bán xăng sinh học hiện nay là do doanh nghiệp chủ động và chưa được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. "Rõ ràng giá bán xăng sinh học chỉ rẻ hơn 100 đồng chưa đủ sức kích cầu", ông Trình nhận định.

 

Theo VnExpress

.