“Vào TPP, ngành chăn nuôi còn dư địa phát triển trong 10 năm nữa chứ không phải chịu quá nhiều thiệt hại như nhiều người lo ngại”, ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Hùng Vương nhận định.

 

 

Trái ngược với những lo ngại trên, ông Dương Ngọc Minh cho rằng vào TPP, ngành chăn nuôi còn dư địa phát triển trong 10 năm nữa chứ không phải sẽ bị thiệt hại như nhiều người lo ngại. Cụ thể năm 2015, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư trên 10 nhà máy thức ăn, chủ yếu thức ăn cho heo vì nước ta có tổng đàn heo thuộc loại lớn trên thế giới.

 

Ông Minh cho biết: “Hùng Vương đã chuyển sang đầu tư khai thác thị trường nội địa, không theo phong trào mà đã nghiên cứu 3 năm qua, Công ty Việt Thắng thuộc Hùng Vương cũng đã thâm nhập nghiên cứu sản phẩm ngành chăn nuôi. Năm 2015, Hùng Vương bắt đầu đầu tư trên 2.000 tỷ đồng để đầu năm 2016 đưa vào công nghệ của Đan Mạch từ sản xuất con giống đến thức ăn”.

 

Với sự đầu tư trên thì ông chủ của Hùng Vương tự tin khẳng định nếu có vốn và công nghệ thì giá thành của chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các nước như Đan Mạch.

 

Theo ông Hải, TH True Milk, TPP không thể phòng ngừa, chỉ có thể bằng cách nào đó vượt qua bằng chính nội lực và niềm tin của mình. Chúng tôi tin rằng doanh nghiệp vẫn có thể cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để làm được việc này, chúng ta cần xây dựng một thương hiệu đủ mạnh, một thương hiệu được tạo dựng bằng chính niềm tin của người tiêu dùng với chất lượng không thua các sản phẩm từ nước ngoài.

 

Ông Hải rất mong người tiêu dùng đứng về phía những doanh nghiệp trong nước có sản phẩm đạt chất lượng không thua nước ngoài. “Chúng tôi vẫn chưa có được sự bình đẳng vì người tiêu dùng vẫn mang tư tưởng sính ngoại. Mong rằng một ngày nào đó, người tiêu dùng xem sản phẩm Việt Nam giống như người Việt Nam hâm mộ đội tuyển quốc gia trên sân Mỹ Đình trong các trận đấu quốc tế. Chúng tôi đang trong trận đấu quốc tế và mong người tiêu dùng ủng hộ các sản phẩm thuần Việt Nam”, ông Hải tha thiết bày tỏ quan điểm.

 

Bên cạnh việc nhận thức được các khó khăn phải đối mặt thì các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực từng ngày để có thể tìm được chỗ đứng sau TPP. Ông Võ Ngọc Trường Sơn cho biết trong tương lai Hoàng Anh Gia Lai sẽ thu hút nông dân tham gia chuỗi giá trị của mình như gây bò giống và đưa về các hộ nông dân chăn nuôi vỗ béo. Cụ thể, tuần sau ông Sơn sẽ làm việc với tỉnh Gia Lai về việc hỗ trợ nông dân xã An Phú và huyện Kvang để chuyển con giống bò khoảng 300 kg cho nông dân nuôi vỗ béo đến 500 kg để bán ra thị trường.

 

Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công vẫn cho rằng một bộ phận người chăn nuôi đã ý thức được “điểm yếu” nên bắt tay vào cải tổ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm “sống sót” sau TPP. Nhiều trang trại lớn đã đầu tư nhập khẩu giống ngoại, thiết bị, quy trình chăn nuôi của các nước tiên tiến, để qua đó giảm giá thành, nâng chất lượng sản phẩm, nâng tỷ lệ thành công trong chăn nuôi.

 

Theo NTD