Từ 1/7/2016 sản xuất, kinh doanh chất cấm sẽ bị phạt nặng theo Bộ luật Hình sự sửa đổi
Cập nhật lúc 16:24, Thứ hai, 11/04/2016 (GMT+7)
Từ ngày 1/7/2016, theo Bộ luật Hình sự sửa đổi, các đối tượng sản xuất kinh doanh chất cấm sẽ bị phạt từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, phạt tù 1-5 năm, vận chuyển phạt 200 triệu đồng, xử tù 1-5 năm, sử dụng chất cấm bị phạt 200-500 triệu đồng, xử tù 1-5 năm, sử dụng chất cấm bị phạt 200-500 triệu đồng, xử tù 1-5 năm. Trường hợp tình tiết nặng có thể tăng mức phạt lên đến 20 năm tù. (kinh doanh chất cấm, chăn nuôi, Salbutamol)
Từ ngày 1/7/2016, theo Bộ luật Hình sự sửa đổi, các đối tượng sản xuất kinh doanh chất cấm sẽ bị phạt từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, phạt tù 1-5 năm, vận chuyển phạt 200 triệu đồng, xử tù 1-5 năm, sử dụng chất cấm bị phạt 200-500 triệu đồng, xử tù 1-5 năm, sử dụng chất cấm bị phạt 200-500 triệu đồng, xử tù 1-5 năm. Trường hợp tình tiết nặng có thể tăng mức phạt lên đến 20 năm tù.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết như trên. Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phạm Tiến Dũng nói, với mức độ răng đe cao như trên, hy vọng tình trạng chất cấm trong nông nghiệp sẽ giảm.
Được biết, trên thị trường hiện nay có hơn 20 loại chất cấm trong chăn nuôi, trong đó có Salbutamol. Trước đây, khi người ăn thịt gia súc ăn vào bị ngộ độc trầm trọng thì mới có căn cứ xử lý hình sự, nhưng theo Luật Hình sự sửa đổi được áp dụng từ tháng 7/2016, chỉ cần có dấu hiệu vi phạm là sẽ bị xử lý hình sự.
Vừa qua, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản số 21590/QLD-KD thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục Hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol, chủ động phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường - C49, để thanh tra, kiểm tra toàn bộ các công ty dược nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol.
Theo số liệu từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Môi trường - C49, trong năm 2015 đã có trên 20 doanh nghiệp nhập khẩu Salbutamol vào Việt Nam với khoảng hơn 9 tấn. Trong đó, 6 tấn được bán ra thị trường, tương đương với khoảng 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi có chất này đã bán ra. Đây là một lượng thức ăn chăn nuôi “khủng” đủ để “tạo nạc” cho khoảng 6 triệu con heo cung cấp ra thị trường, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Báo Người tiêu dùng
.