leftcenterrightdel
 Các đối tượng chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán, giao dịch, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.  

Theo thông tin của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), sáng ngày 5/7 vừa qua, tại địa chỉ kinh doanh của ông Phạm Lê Việt Khánh, lực lượng chức năng phát hiện 140 máy làm nóng tinh dầu có nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Ông Khánh cho biết, nhập hàng qua các hội nhóm trên mạng xã hội, sau khi chốt số lượng đặt, đầu bán chuyển hàng lên. Giá một sản phẩm là máy làm nóng tinh dầu nhập vào 200.000 đồng và bán gần 300.000 đồng/ sản phẩm.

Còn tại địa điểm kinh doanh của Dương Khánh Lâm cũng không sử dụng cửa hàng để buôn bán. Lâm sử dụng facebook có tên gọi “Vape Thái Nguyên” để kinh doanh. Trên trang thể hiện rõ địa chỉ cửa hàng cũng như lượng người theo dõi rất lớn, với 8,2 nghìn thành viên.

Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác của Đội QLTT số 2 đã phát hiện 13 máy làm nóng tinh dầu trị và 168 đầu làm nóng tinh dầu.

leftcenterrightdel
 Toàn bộ hàng hóa không có giấy tờ hợp pháp để chứng minh nguồn gốc.

Mặc dù kinh doanh hàng hóa, tuy nhiên, Lâm không thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, đồng thời, toàn bộ số hàng hóa cũng không có giấy tờ hợp pháp để chứng minh nguồn gốc.

Theo ông Trần Khánh Phương, Đội trưởng Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên, hoạt động kinh doanh thuốc lá thế hệ mới nổi lên tại thị trường Thái Nguyên những năm gần đây. Các đối tượng chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán, giao dịch, hoạt động trao đổi thường diễn ra kín trên các hội nhóm và sẵn sàng “giải tán” hoặc đóng cửa nên gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình thẩm tra, xác minh thông tin và tiến hành kiểm tra.

Cũng theo ông Phương, phải mất hàng năm thẩm tra, xác minh, lực lượng chức năng mới có thể tiến hành kiểm tra được các địa điểm kinh doanh trên.

Nguyễn Anh