Để phù hợp với tình hình giá heo hơi xuống mức kỷ lục, nhiều siêu thị ở TP HCM đã đồng loạt giảm giá bán.

 


Cũng đưa ra mức giảm khá mạnh, sau hai đợt giảm giá 10% và 8% hồi đầu tháng 4, từ 27/4 Big C tiếp tục áp dụng mức khuyến mại thịt heo từ 20% đến 30%. Theo đó, tại các siêu thị Big C miền Nam, thịt lợn đùi là 59.000 đồng một kg, thịt ba rọi 71.000 đồng, chân giò: 48.000 đồng một kg…

Đại diện đơn vị này cho hay, đây là chương trình mà siêu thị muốn hướng tới mục tiêu kích cầu tiêu thụ thịt heo, qua đó giảm dần áp lực cung vượt cầu. Bên cạnh đó, chương trình cũng nhằm giúp giữ giá đầu vào thịt heo ở mức có lợi cho người chăn nuôi, để tránh được tình cảnh phá sản. Hiện, siêu thị đã chủ động liên tục cập nhật giá theo tình hình biến động của thị trường và linh hoạt điều chỉnh đưa ra mức giảm tương ứng.

Ngoài hai siêu thị trên, đại diện hệ thống siêu thị Lotte cũng cho hay sẽ lên kế hoạch cụ thể về việc giảm giá thịt heo.

Cùng với các hệ thống siêu thị, thì tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng heo về chợ mỗi đêm đã tăng khoảng 600 con so với trước Tết, lên mức 5.600 con. Theo ban quản lý, giá heo bán tại chợ cũng đã xuống thấp hơn so với trước đây, tuy nhiên, sức tiêu thụ không tăng tương xứng vì thị trường đã khá ổn định. Do vậy, ban quản lý khuyến khích các tiểu thương đưa ra mức giá hấp dẫn nhất để kích cầu người tiêu dùng.

Từ đầu năm đến nay, người nuôi heo từ Đồng Nai tới các tỉnh phía Bắc "khóc ròng" vì giá heo hơi bán tại chuồng, trại xuống thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 23.000-25.000 đồng một kg, giảm gần 50% so với trước khiến người nuôi lỗ nặng. Trong khi đó, giá bán thịt heo ngoài chợ và một số cửa hàng vẫn cao ngất ngưởng, có nơi lên tới 160.000 đồng một kg, được các đầu mối kinh doanh, phân phối lý giải do chi phí đầu vào cao.

Để xảy ra thực trạng trên, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất do nguồn cung lớn hơn cầu, bởi những năm qua mâm cơm của người Việt không còn thành phần chính là thịt lợn mà có thêm các thực phẩm khác như trứng, sữa, thịt gà... Thứ hai là do khâu tổ chức ngành hàng từ sản xuất, chế biến đến tìm kiếm thị trường còn yếu kém, dẫn đến dư thừa và bế tắc đầu ra.
 

Theo Thi Hà/vnexpress

.