Đặc biệt, trước tình trạng gian lận trong việc lợi dụng nhập khẩu phế liệu, Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã triển khai nhiều giải pháp như: ban hành văn bản số 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

leftcenterrightdel
Hải quan thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhập khẩu phế liệu (ảnh minh họa: internet)

Tiếp đó, ngày 03/8/2018, TCHQ đã cử đoàn công tác do Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng về các nội dung: tình hình triển khai Công văn 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 về quản lý phế liệu nhập khẩu; kiểm tra việc khai báo, phân tích manifest, thực hiện thủ tục nhập cảnh cho phương tiện vận tải…; kiểm tra việc thực hiện thủ tục hải quan trực tiếp tại Chi cục Hải quan cửa khẩu đang thực hiện thủ tục nhập khẩu các lô hàng là phế liệu như giám sát, kiểm tra, lấy mẫu, chụp ảnh, niêm phong, lập biên bản lấy mẫu, phiếu ghi kết quả thực tế…;

Đồng thời cập nhật lên trang Cổng thông tin điện tử danh sách 151 doanh nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực để hải quan địa phương biết, tra cứu khi làm thủ tục hải quan; chỉ đạo cơ quan kiểm định tập trung nguồn lực và đến nay đã đảm bảo thời gian kiểm tra phế liệu nhập khẩu theo quy định.

Bên cạnh đó, phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) – Bộ Công an thành lập các kế hoạch điều tra, xác minh, xử lý vi phạm đối với một số doanh nghiệp trọng điểm đã đủ căn cứ khởi tố vụ án và đang tiếp tục củng cố chứng cứ để khởi tố bị can như: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng Hồng Việt, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất bao bì Trường Thịnh. Tổ chức tiêu hủy, di dời các container phế liệu đang tồn đọng để trả lại không gian cho các cảng biển.

PV