Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng phòng Kiểm soát ma túy, Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết về thủ đoạn hết sức tinh vi của các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy tại cuối họp báo chuyên đề về công tác đấu tranh phòng chống ma túy chiều nay 17/5.
|
|
Lượng ma túy được lực lượng chức năng bắt giữ bằng 4 -5 năm trước cộng lại |
Ngoài ra, các đối tượng thường ghi tên, địa chỉ của người nhận không rõ ràng, thường là không có thật và tìm cách liên lạc, cử người móc nối để nhận hàng. Nếu bị phát hiện thì tìm cách từ chối nhận hàng, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc điều tra, bắt giữ được đối tượng.
Cũng theo ông Thủy, hiện tội phạm sản xuất ma tuý tổng hợp ở Trung Quốc đã chuyển địa bàn sang Myanmar và Lào để tổ chức sản xuất các loại ma tuý tổng hợp, sau đó tìm cách đưa về Việt Nam qua biên giới các tỉnh giáp với Lào và Campuchia.
Kết quả, chỉ tính từ tháng 7/2018 đến nay, lực lượng phòng chống ma túy ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 129 vụ/ 91 đối tượng. Thu giữ: 218kg Hêroin, 30kg thuốc phiện, 725kg ma túy đá, 127,6kg Cocain, 502kg Ketamin, 40,6kg cần sa và 179.833 viên ma túy tổng hợp các loại. Nhất là khi có Chỉ thị 4550/CT-TCHQ, lượng bắt giữ bằng 4 đến 5 năm trước cộng lại.
|
|
Ông Nguyễn Phi Hùng cho biết, các đối tượng đã lợi dụng chính sách tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu để buôn bán ma túy |
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan Nguyễn Phi Hùng cho hay, hiện nay, chính sách tạo thuận lợi thương mại, trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị các đối tượng lợi dụng để buôn bán vận chuyển trái phép chất ma túy. Lực lượng hải quan hiện áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng đối với hàng hóa. Theo đó, đối với tờ khai luồng xanh chỉ mất vài giây.
“Khi áp dụng phương thức quản lý này, lực lượng hải quan đã lường trước được các đối tượng sẽ lợi dụng sơ hở, thiếu sót để đưa ma túy vào”- ông nói, đồng thời đưa ra dẫn chứng vụ việc các đối tượng đã lợi dụng chính sách tạo thuận lợi cho nhập khẩu thép phế liệu phục vụ sản xuất thép trong nước (ưu tiên luồng xanh) để buôn bán vận chuyển trái phép chất ma túy tại cảng Cái Mép năm ngoái.
Trước tình hình hoạt động của tội phạm ma túy có nhiều diễn biến phức tạp, trong thời gian tới, ngành Hải quan tiếp tục cải cách hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Đặc biệt, rà soát khắc phục các hạn chế của hệ thống thông quan tự động nhằm nâng cao hiệu quả công tác và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu nói chung và phòng, chống ma túy nói riêng.
Chỉ đạo lực lượng kiểm soát ma tuý chuyên trách tăng cường các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát ma tuý, làm tốt công tác thu thập, phân tích thông tin trong và ngoài nước, công tác điều tra cơ bản, xác minh các đối tượng, phương tiện có liên quan đến hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, tiền chất để xác lập các chuyên án đấu tranh với tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn hoạt động Hải quan…