Nhà hàng, khách sạn Việt chủ yếu dùng gừng độc Trung Quốc
Cập nhật lúc 10:39, Thứ ba, 21/05/2013 (GMT+7)
Ngày 20/5, Cục trưởng Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Hồng, cho biết, sau khi phát hiện gừng Trung Quốc nhiễm chất độc tính cao- Aldicarb, đã yêu cầu truy tìm nguồn và đưa chất trên vào danh mục bắt buộc kiểm soát các loại củ nhập khẩu. (lê, táo, gừng, Trung Quốc)
Ngày 20/5, Cục trưởng Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Hồng, cho biết, sau khi phát hiện gừng Trung Quốc nhiễm chất độc tính cao- Aldicarb, đã yêu cầu truy tìm nguồn và đưa chất trên vào danh mục bắt buộc kiểm soát các loại củ nhập khẩu.
- Dựa trên tỷ lệ mẫu có chứa dư lượng và mức dư lượng thực tế phát hiện, chúng tôi cho rằng, nguy cơ mất ATTP của gừng Trung Quốc hiện có mặt tại thị trường Việt Nam (do chứa hoạt chất Aldicarb) là không cao. Mặt khác, lượng gừng ăn hàng ngày không nhiều như các loại rau, củ quả khác, nên người tiêu dùng không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ mất ATTP, Cục BVTV khuyến cáo người sử dụng gừng nên rửa sạch và bóc kỹ vỏ trước khi sử dụng. Thực tế, chất Aldicarb chủ yếu bám ở lớp vỏ, và dễ tan trong nước. Aldicarb dùng để diệt loại trùng và sâu hại trong đất; có dạng hạt, đưa vào đất, giống như phân bón.
* Ngoài gừng, hiện Việt Nam đang áp dụng kiểm tra, kiểm soát với các loại rau, củ quả khác nhập từ Trung Quốc thế nào để bảo vệ người tiêu dùng?
- Với Trung Quốc, chúng ta đang kiểm tra bắt buộc 15 hoạt chất, trên các mặt hàng rau, củ, quả nhập khẩu, và nay bổ sung thêm chất Aldicarb.
Ngoài việc tăng cường giám sát mặt hàng gừng, hiện chúng ta đang tập trung vào 5 trái cây là táo, lê, cam quýt, dưa, nho. Đây là những loại dân mình ăn nhiều nhất, nhập khẩu nhiều nhất và nguy cơ nhiễm các chất độc hại cũng cao nhất.
Hiện có 1.200 hoạt chất thuốc BVTV được sử dụng trên thế giới, nên chúng tôi buộc phải đánh giá nguy cơ rủi ro để loại bỏ dần. Chẳng hạn, với trái cây, sẽ loại bỏ trước hết là các thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu bệnh.
Cùng đó, sẽ dựa vào thông tin các nước nhập hàng Trung Quốc cảnh báo; kết hợp phân tích trên cây táo, lê... về đặc điểm phát triển, và có sâu bệnh gì, dân hay sử dụng hoạt chất gì, để từ đó kiểm soát chặt chẽ hơn.
Theo Phạm An
Tiền Phong
.