Đó là khẳng định của ông Lê Văn Đông, giám sát kỹ thuật xe máy Trung tâm kỹ thuật xe máy Mototech (Hà Nội).


Để rộng đường dư luận về nguyên nhân dẫn đến sự cố xe Honda SH của anh Chiến, phóng viên đã liên hệ với Trung tâm kỹ thuật Mototech, đơn vị tư vấn kỹ thuật mô tô xe máy có uy tín tại Hà Nội. Tại đây, sau khi tìm hiểu kỹ thông tin, anh Lê Văn Đông - giám sát kỹ thuật Trung tâm kỹ thuật Mototech cho biết: "Cách lý giải (nguyên nhân dẫn đến sự cố xe SH của anh Chiến – PV) như phản ánh là hoàn toàn sai và vô lý, vừa sai về cách giải thích nguyên nhân sự cố, sai cả tên chi tiết kỹ thuật”.

Cụ thể, nói bát côn xe bị cháy, gây nhiệt dẫn đến chảy lá côn là không đúng vì trong bộ phận côn của bánh sau xe SH không có chi tiết nào là lá côn.   

Qua hình ảnh phản ánh của độc giả và từ quá trình nghiên cứu, tư vấn các dòng xe tay ga theo anh Lê Văn Đông, đời xe SH mới này có búa côn và thường hay gặp sự cố bị kẹt hơn so với đời xe trước. Nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

“Nguyên nhân chủ yếu do chốt búa côn bị kẹt, do người sử dụng xe không bảo dưỡng định kỳ hoặc có bảo dưỡng nhưng cán bộ kỹ thuật phụ trách bảo dưỡng không kiểm tra”, anh Đông nói.

Thông thường khi chốt búa bị kẹt, người điểu khiển xe ga lên búa côn (bố ca càng) bung ra. Khi bung ra, bình thường búa côn sẽ tự quy về tâm nhưng do bị kẹt lực kéo của lò xo tại các chốt búa côn không thắng được lực ma xát giữa búa côn và bát côn (lúc này búa côn và bát côn có lực ma xát rất mạnh), vì vậy khi xe chuyển động bộ búa côn cọ xát mạnh vào vòng bát côn sinh nhiệt, do bề mặt bát côn chai cứng. Từ dẫn đến nóng chảy búa côn.

“Trong hình chụp các chốt búa côn kéo lò xo vẫn còn nguyên do vậy không thể do gãy chốt lò xo và đây là hiện tượng bó kẹt búa côn”, anh Đông nói.

Cũng nhận định về lỗi này, anh Lê Cương (cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Mototech) cho rằng có hai nguyên nhân: Có thể do người sử dụng không bảo dưỡng xe định kỳ, kiểm tra chốt dẫn đến kẹt hoặc do môi trường hóa, thời tiết mưa nắng, đi mưa nước lẫn vào trong dẫn đến kẹt.

“Cùng với hiện tượng kẹt chốt búa côn, trong quá trình sử dụng người đi ví dụ đi đoạn tắc đường vừa đi vừa bóp phanh, hoặc thói quen của người sử dụng ga rồi nhả hoặc vừa ga vừa bóp phanh. Khi ga lên gây lực ly tâm búa côn văng ra, bộ búa côn sau bám vào vòng trong bát côn, bánh xe chuyển động bát côn quay theo bánh xe, lúc này do chốt búa kẹt không thu búa vào vị trí cũ, trong khi bát côn vẫn quay chuyển động tạo lực ma xát lớn với búa côn, ban đầu nó sẽ ăn mòn phít côn, sau đó ăn vào búa côn (là hợp kim nhôm) ma xát lớn sinh nhiệt dẫn đến nóng chảy búa côn”, anh Cương lý giải thêm.   
 

Theo Báo Giáo Dục

.