Điện thoại thông minh có cấu hình mạnh nhưng mức giá lại rẻ là chiến lược chính được các thương hiệu điện thoại Việt chọn trong năm nay.

 


Có thể nhận thấy, nhu cầu ứng dụng trên smartphone dành cho người dùng đã được các hãng điện thoại Việt quan tâm nhiều hơn trước. Không chỉ tích hợp sẵn kho phần mềm mặc định Google Play của hệ điều hành Android, các hãng này còn có kho ứng dụng cho riêng mình.

Nếu như Mobiistar có Mobiistore thì FPT cũng có Fstore được cài sẵn trên điện thoại. Trong đó, ngoài những ứng dụng cơ bản đã được Việt hóa, thì cũng có không ít tiện ích được thiết kế riêng nhằm phù hợp với nhu cầu đặc thù của người dùng Việt.

Đồng thời nhằm xóa bỏ quan niệm lâu nay của người dùng rằng những chiếc điện thoại này chỉ có "hồn" Việt còn "xác" là của Trung Quốc, các hãng cũng từng bước ra tăng hàm lượng "chất xám Việt" trong sản phẩm của mình.

Phía Mobiistar cho biết, hiện các khâu thiết kế, lên ý tưởng sản phẩm, hợp tác phát triển ứng dụng, tiếp thị ... là thế mạnh của mình nên được doanh nghiệp trực tiếp thực hiện.

Theo đó, trong thời gian tới, phía Trung Quốc sẽ chỉ đảm nhận quá trình lắp ráp sản phẩm, còn các khâu có liên quan khác đều sẽ do phía các doanh nghiệp Việt chủ động. Đây cũng chính là xu hướng chung của các thương hiệu điện thoại lớn trên thế giới khi sử dụng Trung Quốc làm nơi gia công cho các thiết bị của mình.

Mặc dù đang có một vài lợi thế ban đầu trên phân khúc smartphone giá rẻ, nhưng ông Kha chia sẻ các doanh nghiệp Việt cần thận trọng hơn trong tương lai. Ngoài việc phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cùng các chế độ hậu mãi tốt để tạo ra lòng tin của người tiêu dùng, thì cần linh động hơn trong chiến lược sản phẩm và tiếp thị để phù hợp với sự thay đổi liên tục của thị trường công nghệ.

Bên cạnh đó ông Kha cũng cho rằng, sự ủng hộ của người tiêu dùng dành cho thương hiệu nội địa cùng các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ góp phần giúp các thương hiệu Việt có thêm lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu toàn cầu.
 

Theo Hà Thanh
VTC

.