Đi tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây mãng cầu Xiêm
Cập nhật lúc 10:01, Thứ ba, 08/09/2015 (GMT+7)
Từ cây ăn trái "vô danh", đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. (cây mãng cầu xiêm, cây trồng, thiếu nước ngọt)
Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Hơn nữa, nhà vườn sử dụng mắt ghép mãng cầu Xiêm không rõ nguồn gốc để ghép gốc bình bát. Thêm vào đó, do nhà vườn tận dụng triệt để khai thác khả năng cho trái, xử lý trái chín sớm quá mức đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, khả năng chống chịu của cây. Đây là những điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và lây lan.
Đến tháng 7 vừa qua, Tổ hợp tác Kinh tế mãng cầu Xiêm xã Tân Phú đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 13,2 ha của 25 hộ trồng.
Trước thực trạng này, để hạn chế, ngăn chặn bệnh khô cành, thối rễ, hướng cây mãng cầu Xiêm đến sự phát triền bền vững, ông Hải cho biết thời gian tới, huyện tiếp tục áp dụng kết quả của đề tài phòng trừ bệnh khô cành, thối rễ trên cây mãng cầu Xiêm của Viện Cây ăn quả miền Nam triển khai ra diện rộng cho nhà vườn.
Mặt khác, huyện liên hệ với các nhà khoa học đầu ngành trong nước về bệnh nấm, tuyến trùng gây hại trên cây ăn trái để hỗ trợ cho huyện về các biện pháp phòng trừ các bệnh trên cây mãng cầu Xiêm (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã đến tìm hiểu bệnh trên cây mãng cầu Xiêm của huyện và hứa sẽ tìm cách hỗ trợ); tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng và chăm sóc mãng cầu Xiêm cho nhà vườn.
Ngoài ra, thông qua các lớp dạy nghề nông thôn, ngành Nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan tăng cường mở các lớp hướng dẫn về kỹ thuật trồng mãng cầu Xiêm cho những hộ chuẩn bị trồng. Còn về đầu ra, huyện tiếp tục thành lập, củng cố tổ hợp tác tại vùng trồng nhằm tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ trái mãng cầu Xiêm; kêu gọi công ty, doanh nghiệp xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến mãng cầu Xiêm tại chỗ.
Huyện cùng với các sở, ngành tỉnh, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh triển khai mô hình, chương trình, đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất theo GAP; quản lý sau thu hoạch; liên kết sản xuất và tiêu thụ mãng cầu Xiêm, hướng cây trồng chủ lực của huyện cù lao đến sự phát triển bền vững.
Theo Báo Ấp Bắc
.