Nhóm tác giả của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố báo cáo về những "bí ẩn" liên quan đến đời sống của các tờ tiền Việt Nam.

 

 
Khi chuyển đổi tiền cotton sang polymer, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tính toán đến một vài yếu tố khí hậu, môi sinh đặc thù nóng, ẩm của châu Á và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, nhưng cũng chỉ hạn chế phần nào việc đồng tiền bị nhiễm bẩn. Gần đây, một phát hiện cũng cho thấy, đồng tiền dễ nhiễm bẩn không chỉ bởi giấy nền in tiền, mà còn do chính chất lượng mực in. Đặc biệt, tác nhân làm đồng tiền nhanh mờ, mất nét, xấu… chính là vi khuẩn, thủ phạm phân hủy lớp mực in, làm hỏng, đồng thời, tạo ra mầm bệnh.
Từ các nguyên nhân nhiễm bẩn nêu trên, môi trường tạo ra tiền bẩn nhiều nhất chính là khu vực chợ truyền thống, đặc biệt là nơi bán thực phẩm và rau quả sống, chưa qua chế biến…
 
Tờ tiền mệnh giá 200.000 được ưa dùng nhất
Điều tra bước đầu của nhóm nghiên cứu đối với cư dân ở thành thị cho thấy, số người thích tờ tiền 200.000 đồng chiếm tỷ lệ cao. Nó không chỉ là mệnh giá tương hợp với số đông mức sống, được coi là thuận tiện nhất trong thanh toán, mà còn bền, đẹp.
 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tại Việt Nam “văn hóa tiền mặt” còn khá phổ biến. Thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm trên 12% tổng phương tiện thanh toán.
 
Theo Vnexpress
.