Nửa tháng nay, thương lái Trung Quốc tiến hành thu mua lá khoai lang non tại Vĩnh Long với giá ngất ngưỡng. Đây không phải lần đầu tình trạng này diễn ra.

 


Ông Xuân phân tích, hậu quả là nền nông nghiệp và cả nền kinh tế bị thiệt hại nặng. Thu gom lá điều khô khiến vụ điều giảm năng suất, móng trâu khiến nông dân mất “đầu cơ nghiệp”, mất sức kéo. Đỉa, ốc bươu vàng đổ đầy đồng lại phát triển mạnh hủy hoại môi trường. Lá khoai lang mà cắt đi thì củ còn bao nhiêu hay chỉ còn rễ? Thị trường bị lũng đoạn, quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi bị phá vỡ, xuất khẩu bị ảnh hưởng.

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản cảnh báo người dân về tình trạng thu mua lá khoai lang. Theo ông Xuân, đây là động thái tích cực của chính quyền địa phương nhưng chưa đủ. Cần phải kiểm tra chặt chẽ về giấy tờ, giám sát thương lái nước ngoài có các hành động bất thường. Truy tận nơi nguồn mua hàng, nếu có sai phạm phải xử phạt nặng.

Ông Nguyễn Đình Bích, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương cho rằng thương lái Trung Quốc đã cố tình tạo nguồn cung cầu ảo. Theo thông tin từ các cơ quan hải quan cửa khẩu, số lượng thực tế các loại nông sản “dị biệt” mà họ thu mua không hề được xuất qua biên giới. Chỉ có rất ít các mặt hàng như rễ sim, cây ngâu… được xuất sang nhưng nếu so với số lượng thu mua thì chênh lệch lớn.

Trường hợp lá khoai lang sẽ giống với đọt và lá khoai mì năm 2013. Sau khi thương lái nước ngoài thu mua với giá cao, nông dân đổ xô mở rộng diện tích trồng khoai mì, dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ. Tiếp đó các thương lái sẽ ép giá và mua rẻ.

Khi nông sản vào chính vụ, nông dân dồn hàng đưa lên biên giới để xuất sang Trung Quốc. Tại đây các thương lái sẽ bày ra trò kiểm dịch nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả. Khi đã thống lĩnh thị trường, thương lái Trung Quốc có thể xây nhà máy, cơ sở sản xuất ngay tại Việt Nam để thu mua nguyên liệu giá rẻ và xuất về.

Ông Bích cho hay, một tháng qua, từng có thương lái Trung Quốc do người Việt làm phiên dịch đến HTX Thành Lợi hỏi mua đậu bắp với giá cao hơn thị trường từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg mà không cần hợp đồng và cũng không đặt cọc nhưng đã bị từ chối.

Chuyên gia này khuyến cáo nông dân làm ăn với doanh nghiệp trong hay ngoài nước kể cả thương lái cần thay đổi thói quen, bán hàng phải có hợp đồng, tránh trường hợp chịu thiệt không biết kêu ai.
 

Theo PLTPHCM

.