Khi đang đổ chất thông cống Sifa 999 xuống đường ống nước xả bị nghẹt, ông Đỗ Thanh Dũng bất ngờ bị một tiếng nổ lớn gây bỏng nặng chân phải, hoại tử nhiều phần, hiện đang phải điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Trách nhiệm này thuộc về ai?

 

 

Trong tài liệu “Hiểu an toàn hóa chất axít sunfuric” của CTCP Hóa chất Cơ bản Miền Nam ghi rõ: Axít sunfuric rất nguy hiểm trong trường hợp tiếp xúc với da (ăn mòn, chất gây kích thích, thẩm thấu), tiếp xúc với mắt (chất kích thích, ăn mòn), uống, hít vào. Chất lỏng hoặc mù sương có thể gây tổn thương mô, đặc biệt trên màng nhầy của mắt, miệng và đường hô hấp. Tiếp xúc ngoài da có thể gây bỏng. Hít phải mù sương có thể gây kích thích đường hô hấp nghiêm trọng, đặc trưng bởi ho, nghẹt thở, hoặc thở dốc. Nghiêm trọng hơn, tiếp xúc có thể dẫn đến tử vong. Viêm mắt được đặc trưng bởi đỏ, chảy nước mắt và ngứa. Viêm da được đặc trưng bởi ngứa, đỏ, lở loét, hoặc đôi khi gây phỏng da. Tiềm năng ảnh hưởng sức khỏe mãn tính: Tác dụng gây ung thư Phân loại 1 (Đã được kiểm chứng cho con người) bởi IARC, + (Proven.) bởi OSHA. Có thể gây độc cho thận, phổi, tim, hệ thống tim mạch, đường hô hấp trên, mắt, răng. Lặp đi lặp lại hoặc kéo dài tiếp xúc với chất này có thể gây thiệt hại các cơ quan.

 

Vì sao một sản phẩm có chứa đến 50% axít sunfuric và có tính chất phá hủy nghiêm trọng nhưng vẫn được bán tràn lan trên thị trường? Liệu Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sinh Phát có kiểm soát hết những tổn hại, nguy cơ mà sản phẩm này có thể gây ra cho người sử dụng? Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào, có được giám sát chặt chẽ? Khi sản phẩm gây thương tích cho người sử dụng, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

 

Theo Báo Người tiêu dùng

.