Theo Luật Công chứng sửa đổi, thì từ ngày luật này có hiệu lực 1/1/2015 tất cả văn phòng công chứng chỉ được tổ chức và hoạt động dưới loại hình công ty hợp danh.

 

Văn phòng công chứng sẽ chuyển đổi từ DNTN sang công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng sẽ chuyển đổi từ DNTN sang công ty hợp danh.
 
Hiện nay, văn phòng công chứng tồn tại dưới dạng loại hình doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên theo Luật công chứng sửa đổi loại hình này sẽ không còn được tồn tại.
 
Theo đó, các Văn phòng công chứng bắt buộc phải có 2 công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Trưởng văn phòng là đại diện theo pháp luật và phải là thành viên hợp danh của văn phòng.
 
Các Văn phòng công chứng do 1 công chứng viên thành lập dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân thì trong vòng 24 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực phải chuyển đổi sang loại hình công ty hợp danh. Hết thời hạn đó mà chưa chuyển đổi xong thì Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi Quyết định cho phép thành lập và Sở Tư pháp thu hồi giấy đăng ký hoạt động công chứng.
 
Ngoài ra, Luật này khuyến khích phát triển Văn phòng công chứng theo định hướng xã hội hóa, quy định việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, trong trường hợp không chuyển đổi được thì mới giải thể Phòng công chứng.
 
Văn phòng công chứng phải do hai công chứng viên trở lên thành lập, được tổ chức và hoạt động hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Tên gọi của Văn phòng được đặt theo họ, tên của công chứng viên Trưởng Văn phòng hoặc một công chứng viên hợp danh.
 
Văn phòng công chứng có quyền thuê công chứng viên làm việc theo hợp đồng, được chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập….
 
Tổ chức hành nghề công chứng có quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, có quyền ký hợp đồng với công chứng viên…..
 
Mặt khác, Luật công chứng sửa đổi quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. 
 
Theo ĐSPL