Trong năm 2019, VKSND huyện Đak Pơ đã tiến hành kiểm sát 100% các thông báo thụ lý của Tòa án. Vào sổ thụ lý đầy đủ. Kiểm sát 4 vụ Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Phân công kiểm sát viên tham gia 100% phiên tòa, phiên họp thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia. Kiểm sát viên xét xử nghiên cứu kỹ hồ sơ, chuẩn bị đề cương xét hỏi, kiểm sát chặt chẽ thủ tục diễn biến phiên tòa, không có vụ án nào bị cấp trên hủy, sửa.
Tổ chức nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm, các cán bộ, kiểm sát viên tham gia đóng góp ý kiến và gửi biên bản về VKSND tỉnh theo đúng quy định. Bên cạnh đó, đơn vị tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm cụm do Viện kiểm sát tỉnh tổ chức để học tập. Kiểm sát 100% các bản án, quyết định của Tòa án, lập phiếu kiểm sát và gửi về VKSND tỉnh Gia Lai theo quy định. Trong năm qua công tác kiểm sát đã phát hiện một số vi phạm của Tòa án, đã ban hành 1 kiến nghị và được Tòa án chấp nhận.
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, ngay từ đầu năm lãnh đạo đơn vị đã họp triển khai thực hiện các nội dung Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao, về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020; Kế hoạch số 01/KH-VKS ngày 2/1/2020 của Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai và Hướng dẫn số 06/HD-VKS-P9 ngày 7/1/2020 của Phòng 9 – VKSND tỉnh Gia Lai về hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2020.
Ngoài hai khâu công tác đột phá theo hướng dẫn công tác kiểm sát năm 2020 của Viện trưởng VKSND tối cao, lãnh đạo VKSND huyện Đak Pơ xác định Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật” là nhiệm vụ trọng tâm. Lãnh đạo đơn vị xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu, nhất là trong điều kiện các vụ việc dân sự, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động, … ngày càng phức tạp, cần phải bố trí, sắp xếp công chức công tác ổn định, lâu dài, chuyên sâu, có bề dày kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
|
|
VKSND huyện Đak Pơ tổ chức hội nghị xây dựng và thống nhất kế hoạch công tác năm 2020. |
Những nhiệm vụ trọng tâm mà Kế hoạch thực hiện công tác đột phá của VKSND huyện Đak Pơ đề ra là:
Thứ nhất, bố trí Kiểm sát viên có năng lực để làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo kịp thời và thường xuyên công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật của đơn vị.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện các biện pháp tự đào tạo, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực, kỹ năng của cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để hạn chế thiếu sót, thực hiện đầy đủ các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thứ ba, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ sơ kiểm sát; xây dựng hồ sơ kiểm sát, báo cáo đề xuất quan điểm đường lối giải quyết vụ án và xây dựng Bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên bảo đảm có chất lượng và đúng quy định, Quy chế của ngành.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc quy định về việc gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát cấp trên đầy đủ, đúng thời hạn.
Thứ năm, tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, công tác thỉnh thị cấp trên.
Để hoàn thành tốt 5 nhiệm vụ đó, VKSND huyện Đak Pơ đã xây dựng kế hoạch, biện pháp và giải pháp thực hiện như sau:
Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu của Nghị quyết 96 của Quốc hội và chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành đề ra. Tập trung vào việc thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu chính của khâu công tác kiểm sát này, không có án bị hủy, sửa liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát…
Kiểm sát 100% các bản án, quyết định của Tòa án.
Gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát tỉnh 100% trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản án, quyết định do Tòa án cùng cấp giao và gửi Phiếu kiểm sát bản án, quyết định cho Viện kiểm sát tỉnh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.
Phát hiện, tập hợp vi phạm, vào sổ theo dõi cụ thể các vi phạm. Kịp thời ban hành kiến nghị với Tòa án: Ít nhất 1 kiến nghị, đảm bảo kiến nghị được chấp nhận 100%.
Phân công 1 đồng chí Phó viện trưởng phụ trách theo dõi, chỉ đạo khâu công tác kiểm sát dân sự và bố trí 1 Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính, …
Lãnh đạo Viện phải quản lý chặt chẽ công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật của đơn vị.
Đề ra các giải pháp chi tiết, cụ thể để nâng cao chất lượng nghiên cứu hồ sơ kiểm sát; xây dựng hồ sơ kiểm sát, báo cáo đề xuất quan điểm đường lối giải quyết vụ án và xây dựng Bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên bảo đảm đúng Quy chế của ngành.
Bố trí sắp xếp cán bộ, Kiểm sát viên có kinh nghiệm, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và duyệt án dân sự, gắn chất lượng vào việc bình xét thi đua.
Lãnh đạo Viện tổ chức cho cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát án dân sự rút kinh nghiệm ở đơn vị mình thông qua các thông báo rút kinh nghiệm của VKSND tỉnh và các Viện kiểm sát cấp cao mà đơn vị nhận được.