leftcenterrightdel
 Đồng chí Hồ Đức Anh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao trao tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM.

Đạt hơn 200% kế hoạch được giao

PGS, TS. Nguyễn Đức Hạnh, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM cho biết, năm 2024, Nhà trường đã chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao tham mưu cho Lãnh đạo VKSND tối cao ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân kịp thời và triển khai thực hiện đúng tiến độ.

Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-VKSTC ngày 6/2/2024 của VKSND tối cao về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024, Trường Nghiệp vụ đã tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn bảo đảm đúng tiến độ, đạt và vượt các chỉ tiên theo kế hoạch đã đề ra. 

Theo đó năm 2024 Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM tổ chức được 73/35 lớp (đạt 208,57 % so với kế hoạch được giao) với tổng số 5.363 học viên. 

leftcenterrightdel
 Đồng chí Hồ Đức Anh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao trao tặng danh hiệu "Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm 2024" cho 2 phòng, khoa.

Nhìn chung các lớp Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát đều đã bảo đảm thời gian, nội dung, chương trình giảng dạy cũng như thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu…. , số giờ giảng của giảng viên mời chiếm tỉ lệ 15,81% (80/506 tiết), còn lại 84,19% là do giảng viên của Nhà trường trực tiếp giảng dạy (426/506 tiết). 

Đối với các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu mở tại Nhà trường: Ngoài việc mời các giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, là lãnh đạo cấp Vụ, lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương tham gia giảng dạy, thảo luận, trao đổi và tọa đàm, cùng với đó lãnh đạo Nhà trường và một số giảng viên của Nhà trường trực tiếp đứng lớp giảng dạy một số chuyên đề, thảo luận và giải đáp thắc mắc. Số giờ giảng của giảng viên mời chiếm tỉ lệ 78,45% (1.056/1.346 tiết), còn lại 21,55% là do giảng viên của Nhà trường trực tiếp giảng dạy (290/1.346 tiết). 

Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu theo yêu cầu của VKSND các địa phương: Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn được biên soạn bảo đảm sát, đúng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tính đặc thù, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của VKSND địa phương.

“Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM đã thực hiện vượt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024 do VKSND tối cao giao”, đồng chí Nguyễn Đức Hạnh cho hay.

leftcenterrightdel
PGS,TS. Nguyễn Đức Hạnh, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM trao danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở" cho công chức, viên chức...

Bên cạnh đó, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM đã triển khai nghiên cứu thực hiện giai đoạn 1 đối với 1 đề tài khoa học cấp bộ;  Xây dựng 2 tài liệu bồi dưỡng “Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án về các tội phạm liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, vũ khí, vật liệu nổ” và “Kỹ năng phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị, quyền kiến nghị trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính”.

Trường nghiệp vụ đã xuất bản 2 cuốn sách chuyên khảo “Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự”;“Kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ”. 

leftcenterrightdel
Đồng chí Hồ Đức Anh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo.

Tham dự phiên tòa xét xử vụ án xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát tại Tòa án nhân dân TP HCM và tổ chức tọa đàm về “Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án về tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ từ kết quả việc tham dự, theo dõi phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát”.

Phối hợp với VKSND cấp cao tại TP HCM xây dựng chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án giết người” và tổ chức hội nghị kết nối với 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam…

Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ năm 2025

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Hồ Đức Anh, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, đánh giá trong năm 2024 vừa qua, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Kiểm sát. 

Nhà trường không chỉ duy trì chất lượng giảng dạy, mà còn từng bước đổi mới phương pháp, áp dụng khoa học công nghệ, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, các hoạt động nghiên cứu khoa học được triển khai hiệu quả, tạo nên dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của nhà trường.

leftcenterrightdel
 Đoàn công tác VKSND tối cao chụp ảnh cùng lãnh đạo Nhà trường .

“Thay mặt lãnh đạo VKSND tối cao, tôi ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, và những kết quả nổi bật mà toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên đã đạt được trong năm qua. Đây là nền tảng vững chắc để Nhà trường tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai”, đồng chí Phó Viện trưởng nhận định.

Bước sang năm 2025, trước yêu cầu đổi mới toàn diện ngành Kiểm sát, đồng chí Phó viện trưởng đề nghị Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Mở rộng không gian hoạt động; Chuyển đổi thành phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kiểm sát và Tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

“Tôi tin rằng, với truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới và sự quyết tâm cao của toàn thể nhà trường, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, khẳng định vai trò và vị thế trong ngành Kiểm sát Nhân dân”, đồng chí Phó Viện trưởng tin tưởng.

Năm 2024, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM có 66/66 công chức, viên chức, người lao động đủ thời gian xét thi đua theo quy định, có 66 công chức, viên chức, người lao động đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong đó 11 công chức, viên chức, người lao động đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; đề nghị VKSND tối cao công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho 2 đồng chí và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” cho 1 đồng chí; 8 tập thể (phòng, khoa) đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” (tỉ lệ 100%) trong đó có 2 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”./.


Xuân Trường