(BVPL) - Công tác thông tin tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân luôn được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua các thời kỳ quan tâm, chú trọng. Sau khi thành lập Viện kiểm sát nhân dân, đồng chí Viện trưởng Hoàng Quốc Việt đã xác định nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của Viện kiểm sát nhân dân là: Tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để toàn dân thấy được những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà thực hiện; tuyên truyền để cán bộ các cơ quan nhà nước và các cán bộ Kiểm sát nhận thức đúng pháp luật để thực hiện đúng pháp luật; từ đó kiên quyết đấu tranh bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân, kiên quyết đấu tranh với những phần tử chống đối cách mạng. Chính vì vậy mà trong nhiều hội nghị của Ngành lúc đó, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã căn dặn cán bộ là khi có điều kiện tiếp xúc với dân thì tranh thủ tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dân hiểu để thực hiện đúng và ủng hộ pháp luật.
Tháng 1 năm 1963, "Tập trao đổi kinh nghiệm công tác kiểm sát" được Viện kiểm sát nhân dân tối cao đổi tên thành "Nội san công tác kiểm sát", được in typô với số lượng phát hành 2 tháng 1 số với số lượng là 2.000 bản. Từ tháng 01 năm 1983, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đổi tên "Nội san công tác kiểm sát" thành "Tập san công tác kiểm sát" phát hành 2 tháng 1 số với số lượng 2.500 bản.
Ngày 12/10/1990, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quyết định thành lập đơn vị Tạp chí Kiểm sát là một đơn vị cấp Vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện nhiệm vụ làm và phát hành các số tạp chí Kiểm sát thay thế cho Tập san công tác kiểm sát. Tạp chí Kiểm sát phát hành 2 tháng 1 kỳ, mỗi kỳ 3.000 bản. Từ năm 1995, Tạp chí Kiểm sát đã được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tăng số lượng phát hành lên 5.000 bản. Từ năm 1999, Tạp chí Kiểm sát chính thức được giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành để làm công tác tuyên truyền về ngành Kiểm sát nhân dân. Từ năm 2000, Tạp chí Kiểm sát đã được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tăng số lượng phát hành lên 6.500 bản. Tháng 3 năm 2000, Tạp chí Kiểm sát đã được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Văn hoá - Thông tin đồng ý cho tăng trang từ 32 trang lên 48 trang. Ngày 15/8/2000, Tạp chí Kiểm sát xuất bản và phát hành số đầu tiên của "Bản tin Kiểm sát" để thông tin kịp thời về các hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân. Bản tin Kiểm sát được in 2 màu 16 trang và phát hành mỗi tháng 2 kỳ vào ngày 05 và 20 hàng tháng.
Trong năm 2002, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã giao cho Tạp chí Kiểm sát triển khai xây dựng Đề án làm báo tuần của ngành Kiểm sát nhân dân và chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của tờ báo Bảo vệ pháp luật hiện nay. Từ tháng 1 năm 2005, Tạp chí Kiểm sát không phát hành bản tin Kiểm sát nữa mà tăng kỳ phát hành của tạp chí Kiểm sát lên 2 số 1 tháng, gồm một số tạp chí thường kỳ 48 trang ra ngày 05 hàng tháng và một số tạp chí chuyên đề ra ngày 20 hàng tháng với số lượng phát hành là 6.600 cuốn.
Báo Bảo vệ pháp luật đ¬ược thành lập từ ngày 19/11/2002, tuy còn non trẻ so với quá trình phát triển bề dày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân và hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, nh¬ưng báo Bảo vệ pháp luật đã bám sát tôn chỉ, mục đích; căn cứ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, h¬ướng dẫn của Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Tuyên giáo Trung ¬ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam để xác định về những định h¬ướng trọng tâm công tác thông tin, tuyên truyền. Các ấn phẩm của báo Bảo vệ pháp luật không ngừng thực hiện đổi mới và đ¬ược cải tiến cả về nội dung và hình thức nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân và phục vụ nhu cầu của đông đảo bạn đọc ngoài xã hội. Kể từ ngày phát hành số đầu tiên đến nay, các ấn phẩm của Báo Bảo vệ pháp luật không ngừng đ-ược đổi mới và cải tiến cả về nội dung và hình thức nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc là cán bộ, Kiểm sát viên trong Ngành và đông đảo ng¬ười dân ngoài xã hội. Đến nay, báo Bảo vệ pháp luật xuất bản 03 ấn phẩm, gồm: ấn phẩm tuần báo Bảo vệ pháp luật; ấn phẩm báo Bảo vệ pháp luật số cuối tuần; ấn phẩm báo Bảo vệ pháp luật số chuyên đề cuối tháng.
Trong hơn 10 năm qua, Báo Bảo vệ pháp luật đã bám sát yêu cầu của thực tiễn đặt ra để không ngừng tiến hành các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động để thực hiện tốt hơn tôn chỉ, mục đích của tờ báo; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân trong giai đoạn mới theo những nội dung chính sau:
- Bảo đảm thông tin trên các ấn phẩm của báo Bảo vệ pháp luật đúng qui định của pháp luật, không có trư¬ờng hợp nào bị cơ quan chức năng xử lý vì thông tin sai sự thật hoặc thông tin thiếu định hướng.
- Tập trung tuyên truyền chủ tr¬ương, đư¬ờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề có liên quan đến cải cách tư pháp.
- Tuyên truyền về hoạt động t¬ư pháp, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư¬ pháp của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
- Phát hiện, biểu d¬ương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương ng¬ời tốt, việc tốt; đấu tranh phòng, chống các hiện t¬ượng tiêu cực trong xã hội.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền khác do lãnh đạo Viện kiểm sát nhân tối cao giao.
Nhìn lại quá trình gần 55 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân đã có những đóng góp quan trọng vào kết quả chung của toàn ngành Kiểm sát nhân dân. Trong những số đầu tiên, các ấn phẩm của Tạp chí Kiểm sát đã tập trung vào việc giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về lý luận công tác kiểm sát và các quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960; làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn và phương pháp công tác của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và thực hành quyền công tố; góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền dân chủ của công dân, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các số nội san, tập san công tác kiểm sát ở thời kỳ này được các đơn vị và bạn đọc trong ngành đón nhận và coi như các tập tài liệu quý để học tập, nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, về phương châm chỉ đạo, kinh nghiệm và phương pháp công tác kiểm sát.
Từ năm 1961 đến năm 1975, các ấn phẩm của Tạp chí Kiểm sát đã tập trung vào việc giới thiệu những kinh nghiệm của Viện công tố trước đây trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như trong việc xây dựng Ngành; giới thiệu kinh nghiệm của Viện kiểm sát các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Tạp chí Kiểm sát đã kịp thời truyền tải những ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về nhiệm vụ công tác kiểm sát phục vụ việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, bảo vệ thành quả của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở miền Bắc. Nhiều bài viết rút kinh nghiệm nghiệp vụ đã được giới thiệu trên tạp chí Kiểm sát.
Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được thành lập ở các tỉnh phía Nam, tạp chí Kiểm sát đã phát hành kịp thời đến các Viện kiểm sát tỉnh, thành phố, các Viện kiểm sát cấp quận, huyện của các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở vào. Tạp chí Kiểm sát đã có nhiều bài viết về vị trí, vai trò, trách nhiệm của ngành Kiểm sát trong việc bảo đảm pháp chế thống nhất trong cả nước theo quy định tại Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981.
Quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng được đề cập trong các văn kiện của Đảng như các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và các Nghị quyết khác của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội; Tạp chí Kiểm sát và Báo Bảo vệ pháp luật từng bước có sự đổi mới để phục vụ kịp thời việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của toàn Ngành. Những kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật các lĩnh vực kinh tế, xã hội; các thông tin và kết quả của các Hội nghị pháp chế ở cấp Trung ương và địa phương với các đơn vị được kiểm sát nhằm phòng ngừa vi phạm, đã được phản ảnh kịp thời trên các ấn phẩm báo chí của Ngành.
Từ năm 1996 đến nay, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã giao cho Viện khoa học kiểm sát biên tập và phát hành tập “Thông tin khoa học kiểm sát” để gửi đến các đơn vị trong toàn Ngành. Cùng với các ấn phẩm in, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có các trang thông tin điện tử như: Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trang thông tin điện tử của Tạp chí Kiểm sát, Trang thông tin điện tử của Báo Bảo vệ pháp luật.
Từ năm 2002 đến nay, Tạp chí Kiểm sát và Báo Bảo vệ pháp luật đã kịp thời có nhiều bài viết phục vụ việc nghiên cứu và triển khai thực hiện Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân mới được ban hành như Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, Nghị quyết số 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; nhiều bài viết, số chuyên đề về nội dung và các yêu cầu của cải cách tư pháp theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng như Chỉ thị số 53-CT/TW, Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị... đã được đề cập trên tạp chí Kiểm sát báo Bảo vệ pháp luật.
Cùng với Tạp chí Kiểm sát, tờ Thông tin khoa học của Viện khoa học kiểm sát đã có nhiều bài viết mang tính tổng kết, đánh giá những thành tựu và bài học kinh nghiệm của ngành Kiểm sát nhân dân, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ngành trong thời kỳ đổi mới; nhiều bài viết giàu tính khoa học và nghiệp vụ; cung cấp cho bạn đọc những thông tin khoa học đáng tin cậy, phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho việc nghiên cứu, học tập và vận dụng vào thực tiễn áp dụng pháp luật. Một số kết quả nghiên cứu về khoa học pháp lý, về những vấn đề thời sự trong cải cách tư pháp, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp do Cộng tác viên là các nhà khoa học có danh tiếng, những chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo và cán bộ hoạt động thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong các cơ quan tư pháp, các Viện nghiên cứu, các trường trong khối tư pháp, đã được công bố trên Tạp chí Kiểm sát và tờ Thông tin khoa học kiểm sát. Cùng với báo chí cả nước và trực tiếp nhất là báo chí của các cơ quan trong khối tư pháp, các ấn phẩm báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật, pháp chế, về hoạt động của ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác tới cán bộ và nhân dân. Tạp chí Kiểm sát và báo Bảo vệ pháp luật đã bổ sung cho báo chí cách mạng Việt Nam một ấn phẩm mang tiếng nói của những người làm công tác kiểm sát, giúp cho Đảng, Nhà nước và nhân dân có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về ngành Kiểm sát nhân dân. Bên cạnh việc làm và xuất bản các ấn phẩm, để phục vụ công tác nghiên cứu và tuyên truyền, Tạp chí Kiểm sát đã tham gia, chủ trì tổ chức nhiều hoạt động khác như: Tham gia Triển lãm Việt Nam 2000, tham mưu đề xuất với Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội thảo "Báo chí nội chính với nhiệm vụ cải cách tư pháp và thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị", tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Quốc Việt và phát hành cuốn sách "Đồng chí Hoàng Quốc Việt với ngành Kiểm sát nhân dân", làm bộ phim "Bốn mươi lăm năm Viện kiểm sát Việt Nam" và "Năm mươi năm Viện kiểm sát Việt Nam", thực hiện các bản tin ảnh về hoạt động của Ngành, tham gia tổ chức Hội nghị Kiểm sát viên tiêu biểu lần thứ nhất, lần thứ hai..vv...
Sự thành công của các cơ quan báo chí Kiểm sát trước hết là do sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua các thời kỳ, sự giúp đỡ ủng hộ của các cơ quan quản lý báo chí; sự quan tâm động viên khích lệ và phối hợp có hiệu quả của các đơn vị trong toàn Ngành; sự cộng tác tích cực của đội ngũ Cộng tác viên trong cả nước và sự phối hợp, ủng hộ của các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương. Một yếu tố rất quan trọng dẫn đến sự thành công của Tạp chí Kiểm sát đó là lòng say mê nghề báo, yêu Ngành và gắn bó với sự nghiệp báo chí của các cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Đến nay, Tạp chí Kiểm sát và bảo Bảo vệ pháp luật đã chủ động tạo nguồn thu để trực tiếp chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về khoa học nghiệp vụ được các đơn vị trong và ngoài Ngành hoan nghênh và hưởng ứng tích cực. Tạp chí Kiểm sát đã có các “Báo cáo khoa học và thực tiễn” về nhiều lĩnh vực gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu hoàn thiện pháp luật, ra các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật được các cơ quan tư pháp và Viện kiểm sát các cấp hoan nghênh. Những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đã được Tạp chí Kiểm sát tổng hợp đề nghị các Nhà khoa học lý luận và các cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn viết bài giải đáp, trao đổi trên các số tạp chí Kiểm sát.
Tạp chí Kiểm sát và Báo Bảo vệ pháp luật là đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân mạnh dạn, chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ. Chính do việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm này, Tạp chí Kiểm sát và Báo Bảo vệ pháp luật đã tăng cường các hoạt động dịch vụ kinh tế theo đúng pháp luật, tăng nguồn thu để nâng cấp trang thiết bị theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng làm báo để đảm bảo tiến độ và nâng cao chất lượng, mỹ thuật các ấn phẩm của Tòa soạn. Chính vì vậy nên Tạp chí Kiểm sát và Báo Bảo vệ pháp luật đã có thêm nguồn kinh phí để triển khai các công việc cụ thể như: Nộp thuế cho Nhà nước; đóng góp vào quỹ dịch vụ cơ quan; ủng hộ các hoạt động văn hoá xã hội của cơ quan và mua sắm thêm trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của đơn vị, đầu tư nhiều hơn cho cho công nghệ làm báo và thiết bị làm việc, đơn vị đã chủ động lo nguồn kinh phí để mua sắm các trang thiết bị làm việc như máy vi tính, máy in laze, máy scan ảnh, máy ghi âm và các đồ dùng chuyên dụng cho báo chí.
Từ năm 2010 đến nay, công tác thông tin tuyên truyền được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đặc biệt chú trong. Trong Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ ngày 30/8/2010 của Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân đã xác định: "Tăng cường việc thông tin, tuyên truyền để các đơn vị, cán bộ, đảng viên trong và ngoài ngành Kiểm sát hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Viện kiểm sát nhân dân; đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức hữu quan đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân".
Ngày 23/8/2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-VKSTC-TCKS về một số biện pháp tăng cường công tác công tác tuyên truyền trong ngành Kiểm sát nhân dân. Trong Chỉ thị, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu:
“1. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự các cấp, các cơ quan báo chí của ngành cần nâng cao nhận thức về vai trò của công tác tuyên truyền, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành; thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác này, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành.
2. Công tác tuyên truyền của ngành trong thời gian tới cần tập trung thông tin tuyên truyền kịp thời về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các quan điểm mới, quy định mới có liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành; truyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, về việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp và kết quả các mặt hoạt động, công tác của các đơn vị trong toàn ngành, cổ vũ phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, xây dựng hình ảnh người cán bộ kiểm sát trong sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp.
3. Thành lập Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân. Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về định hướng nội dung tuyên truyền, xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các kế hoạch trọng tâm công tác tuyên truyền hàng năm của ngành; đề xuất cơ chế, chính sách, phương thức, biện pháp và việc đảm bảo các điều kiện để thực hiện công tác tuyên truyền; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị trong toàn ngành, tổng hợp tình hình, kết quả, báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tổ tuyên truyền để tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác này.
4. Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Trang tin điện tử của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thực hiện tốt vai trò là các đơn vị nòng cốt trong công tác tuyên truyền của ngành; định hướng nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền cho các đơn vị; tiếp tục kiện toàn về tổ chức, hoạt động và tập trung thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng bài viết... cả về nội dung và hình thức thể hiện; chú trọng công tác quản lý, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên; tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động cho các cộng tác viên.
5. Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện kiểm sát quân sự các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan báo chí trong và ngoài ngành; động viên, khuyến khích cán bộ của đơn vị tham gia viết bài, cộng tác với các cơ quan báo chí.
6. Viện kiểm sát các cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông ở Trung ương và địa phương trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân”.
Ngày 23/8/2012, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 466/QĐ-VKSTC-TCKS về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân. Theo quyết định, Ban Chỉ đạo gồm 09 thành viên, do Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Công Phàn làm Trưởng ban.
Tháng 4/2013, Tạp chí Kiểm sát tham mưu cho Lãnh đạo Viện ký kết Bản thỏa thuận hợp tác với Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) xây dựng Chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân. Ngày 25/7/2013, Lễ khai trương Chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân được tổ chức tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao; vào lúc 20 h 30’ cùng ngày, buổi phát sóng đầu tiên của Chương trình Truyền hình Kiểm sát đã được thực hiện trên kênh ANTV. Từ đó đến nay, Chương trình Truyền hình Kiểm sát đã duy trì ổn định phát sóng mỗi tháng 2 số, với chất lượng ngày càng được nâng lên. Đội ngũ cán bộ làm truyền hình của ngành Kiểm sát nhân dân có sự trưởng thành nhanh chóng về chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy được nhiều kinh nghiệm; đã làm tốt việc xác định nội dung, đề tài của các chương trình; phối hợp tổ chức sản xuất và trực tiếp sản xuất. Đến nay, đã đảm nhận được khoảng 75% khối lượng công việc trong việc thực hiện Chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân.
Như vậy, trong công tác thông tin tuyên truyền của Viện kiểm sát nhân dân đến nay đã tồn tại ba loại hình báo chí: báo in, báo mạng điện tử và báo hình.
Qua hơn 02 năm thực hiện Chỉ thị số 05 ngày 23/8/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, công tác thông tin tuyên truyền của Ngành đã có sự chuyển biến rõ nét và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từng bước đi vào nề nếp, nội dung tuyên truyền có trọng tâm, theo định hướng thống nhất của Ban chỉ đạo; chất lượng và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Đến nay, 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố và Viện kiểm sát quân sự trung ương đã thành lập Tổ tuyên truyền; 43 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử.
Từ năm 2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo: Tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và của Ngành. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 23/8/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tập trung tuyên truyền về đại hội Đảng các cấp; hoạt động triển khai thực hiện Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; thực hiện nhiệm vụ xây dựng thể chế, nhất là chủ trì xây dựng Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành; biên soạn và phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thành lập Ngành và Đại hội thi đua yêu nước ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ V.
Lại Hợp Việt
Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát