Theo Cục Hàng không Việt Nam, dù Cục đã mời một số hãng hàng không nước ngoài mở chuyến bay thẳng đến Phú Quốc, song vẫn chưa nhận được sự hợp tác từ hãng nào.


3000 tỷ đồng

Dự án sân bay quốc tế Phú Quốc được khởi công ngày 23/11/2008 với tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư. Đường băng hạ cất cánh dài 3.000m, rộng 45m.
Sân đậu máy bay được xây dựng bằng kết cấu bêtông ximăng với 5 vị trí đậu máy bay Boeing 747 hoặc có thể bố trí chỗ đậu cho 8 máy bay Airbus A321. Các hạng mục quan trọng khác như đài kiểm soát không lưu, nhà ga hành khách, phòng chờ… được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
 
Đây cũng là sân bay đầu tiên được xây dựng mới hoàn toàn kể từ ngày thống nhất đất nước.
 
Sân bay quốc tế Phú Quốc được khánh thành vào giữa tháng 12/2012, là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo bước đột phá để phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm di lịch, dịch vụ chất lượng cao, trung tâm giao thương của cả nước và khu vực.
 
Sân bay quốc tế Phú Quốc đưa vào khai thác góp phần phát triển đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế.
 
Cùng với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay quốc tế Phú Quốc sẽ giúp Kiên Giang và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long kết nối trực tiếp với các tỉnh, thành, các vùng trong nước, khu vực châu Á như Campuchia, Singapore,Thái Lan, Malaysia và các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á.
 
Theo quy hoạch, đến năm 2020, sân bay quốc tế Phú Quốc có thể tiếp nhận được 10 máy bay trong giờ cao điểm, 2,65 triệu hành khách, 8.600 tấn hàng hóa quốc tế và 5.700 tấn hàng nội địa mỗi năm; đến năm 2030 tiếp nhận được 20 máy bay trong giờ cao điểm, 7 triệu lượt khách/năm và 27.600 tấn hàng hóa/năm.
 
Tổng mức đầu tư đến năm 2020 khoảng hơn 8.000 tỷ đồng và đến năm 2030 trên 12.000 tỷ đồng.
 

Theo Thụy Miên
Đất Việt
.