Nguy cơ bị phá vỡ khi phí đường bộ cao hơn phí nhiên liệu!
Cập nhật lúc 22:47, Thứ tư, 20/01/2016 (GMT+7)
Dư luận "kêu ca" về mức phí đường bộ "quá cao", do vậy Bộ GTVT đã có công văn gửi Bộ Tài chính cùng các nhà đầu tư, DN thu phí sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT, đề nghị hoãn tăng phí đường bộ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng có văn bản "đáp lời" và cho rằng… không thể hoãn tăng phí đường bộ. (Bộ GTVT, phí BOT, phí đường bộ, Bộ Tài chính, quá cao, phí nhiên liệu)
Dư luận “kêu ca” về mức phí đường bộ “quá cao”, do vậy Bộ GTVT đã có công văn gửi Bộ Tài chính cùng các nhà đầu tư, DN thu phí sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT, đề nghị hoãn tăng phí đường bộ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng có văn bản “đáp lời” và cho rằng… không thể hoãn tăng phí đường bộ.
Quy luật cấu thành cước vận tải đã thay đổi…?
Trong khi Bộ GTVT và Bộ Tài chính có sự “trái ngược nhau” về quan điểm, cũng như cách nhìn nhận đánh giá xung quanh vấn đề hoãn thu phí đường bộ, thì nhiều DN vận tải cũng chỉ ra hàng loạt những nghịch lý trong thu phí các dự án BOT.
Thực tế cũng cho thấy, thời gian gần đây có nhiều dự án BOT mọc lên, không phủ nhận lợi ích của những tuyến đường này, nhưng việc bị thu phí nhiều cũng khiến nhiều người dân… “choáng váng”. Thậm chí, có hiện tượng người dân đành phải từ chối sự “tiện lợi”, để tìm tòi những cung đường, hẻo lánh chấp nhận đường chật, chất lượng xấu, lộ trình dài, tốn thời gian, tốn nhiên liệu… để thoát khỏi… trạm thu phí. Hiện tượng này phổ biến ở nhiều địa phương, và gây sức ép rất lớn tàn phá hạ tầng giao thông tại các tuyến đường dân sinh, tỉnh lộ.
Nhưng, một nghịch lý cũng được nhiều DN vận tải chỉ ra rằng, phí đường bộ BOT của Việt Nam hiện cao hơn phí nhiên liệu.
“Theo tính toán cơ cấu giá thành vận tải thì một chiếc xe 4 chỗ đi 1km đường mất khoảng 1.200đ tiền xăng, nhưng phí BOT hiện lại tính 1.500đ/km. Cụ thể, tôi đi xe 4 chỗ từ Hà Nội về Phủ Lý qua cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, quãng đường chỉ khoảng hơn 100 km chi phí tiền xăng hết 126 nghìn, nhưng chi phí cho cầu đường hết 150.000đ. Các tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Hải Phòng – Hà Nội… cũng đều chung tình cảnh phí đường cao hơn phí nhiên liệu - điều này là bất hợp lý (không có nước nào như vậy). Vì lẽ, theo tính toán trong cơ cấu giá thành vận tải thì phí nhiên liệu thường chiếm 40 đến 45% tổng chi phí”, một người dân cho biết.
Nếu phí đường cao hơn phí nhiên liệu, rõ ràng sẽ phá vỡ “quy luật” về cơ cấu hình thành cước vận tải. Tuy nhiên hiện tại cũng có thực tế, giá xăng dầu giảm liên tiếp mà DN vận tải… không giảm giá cước – lý lẽ của họ là “giá nhiên liệu hiện không phải là yếu tố chính cấu thành giá cước vận tải. Trong khi cơ quan chức năng dường như lại rất tập trung chú ý vấn đề “giá nhiên liệu giảm” để phạt những DN vận tải không điều chỉnh giảm giá cước. Cụ thể mới đây, có 7 DN vận tải tại TP HCM bị xử phạt vì không giảm giá cước khi giá xăng dầu liên tục giảm.
Theo quy định cứ 70km bố trí 1 trạm thu phí, nhưng hiện tại không khó để có thể chỉ ra những tuyến đường “dày đặc” trạm BOT. Ví dụ tuyến QL 14 có tới 7 hoặc 8 trạm BOT; hay một số tuyến đường ở TP HCM nhiều trạm thu phí đã khiến người dân… kêu trời. Hiện tượng thu phí đường này, nhưng lại lập trạm ở đường khác (trạm Nam Hải Vân); hoặc hết thời hạn vẫn thu phí… cũng từng xảy ra.
Theo PL&XH
.