Việc Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia ký kết với hai hãng taxi Tiên Sa và GrabTaxi Việt Nam để thí điểm mô hình “Nhà hàng an toàn giao thông - lái xe văn minh, trách nhiệm” đã gây ra nhiều phản hồi hai chiều từ phía dư luận trong nước.

 

Ngoài ra, ông Cường cũng cho biết Ủy ban luôn phối hợp chặt chẽ với các hãng taxi để bảo đảm an toàn cho khách: “Mọi thông tin về số xe và nhân thân của tài xế khi đón khách đều được tổng đài kiểm soát nghiêm ngặt. Khi khách bước lên xe thì lập tức thông tin được gửi về tổng đài cùng với hệ thống định vị tự động đường đi của từng xe, bảo đảm các tài xế phải đưa khách về đến tận cửa và báo với người nhà thì mới được rời đi. Thông tin cũng có thể được gửi vào di động của người thân hoặc bạn bè nếu khách có nhu cầu. Độ an toàn cao hơn rất nhiều so với việc để khách tự mình đón xe”.

Tuy nhiên, Giám đốc Điều hành của GrabTaxi Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng không phủ nhận những khó khăn khi nhân rộng mô hình này ra cả nước: “Đà Nẵng tương đối nhỏ, lại có sự ủng hộ đồng thuận từ cấp lãnh đạo UBND thành phố đến các quận huyện với chương trình nên triển khai rất thuận lợi. Nhưng TP.Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố lớn, có mật độ dân số cũng như mật độ “ăn nhậu” dày đặc, muốn đáp ứng đủ ki ốt đo nồng độ cồn, lượng xe taxi và kinh phí hỗ trợ cho số lượng bar, club, quán nhậu gấp nhiều lần không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, liệu những quán nhậu lề đường, nhà hàng nhỏ, vốn được dân nhậu ưa chuộng hơn, có đủ khả năng hỗ trợ tiền taxi cho khách hay không? Nếu họ vì thiếu kinh phí mà phải đóng cửa, mất thu nhập thì giải quyết thế nào? Trước mắt chúng ta chỉ có thể tập trung vào thí điểm, rồi căn cứ vào hiện trạng và ý kiến góp ý mà sửa”.

Dù còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng chương trình thí điểm này vẫn mang đến một phương pháp kiểm soát tai nạn giao thông và những hệ lụy khác do điều khiển xe khi sử dụng rượu bia. Chỉ cần tập trung vào khía cạnh tích cực để tìm cách giải quyết những bất cập còn tồn đọng, tin chắc chương trình sẽ thành công trong tương lai.

 

Theo NTD

.