Vụ quan tài diễu phố: Sự thật về cái chết của Tuấn Anh
Cập nhật lúc 11:02, Thứ hai, 05/08/2013 (GMT+7)
Trước khi bị đạp xuống dòng nước và chết chìm, Tuấn Anh đã quỳ xuống ôm đầu hứng "mưa đòn" và lao xuống mương bỏ chạy song bị dồn đuổi tới cùng. Hiệp, em họ Tuấn Anh, đứng cách đó khoảng 4m đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trước khi bị đạp xuống dòng nước và chết chìm, Tuấn Anh đã quỳ xuống ôm đầu hứng “mưa đòn” và lao xuống mương bỏ chạy song bị dồn đuổi tới cùng. Hiệp, em họ Tuấn Anh, đứng cách đó khoảng 4m đã chứng kiến toàn bộ sự việc.
Cũng chính vì từ “ngạt nước” mà người dân cùng người nhà nạn nhân đã mang quan tài nạn nhân “diễu phố”, gây sức ép với chính quyền. Ngay cả khi đã ra cáo trạng, người nhà nạn nhân vẫn tiếp tục có đơn gửi tới Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Công an yêu cầu điều tra lại từ đầu.
Về trách nhiệm dân sự, cáo trạng nêu, gia đình Nguyễn Tuấn Anh yêu cầu các bị can phải bồi thường khoản tiền là 221.825.000 đồng về chi phí tìm kiếm, chi phí mai táng, đồng thời yêu cầu các bị can có trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật đối với các tổn thất tinh thần, tổn thất về con người, tiền phụng dưỡng mẹ già, tiền nuôi 2 con nhỏ của Tuấn Anh đến tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, ngoài việc ông Phùng Đắc Hùng, bố đẻ bị can Phùng Đắc Tú, đã tự nguyện đến cơ quan điều tra nộp 10 triệu đồng, đến nay chưa có bị can và gia đình bị can nào bồi thường cho gia đình bị hại.
Dự kiến Luật sư Lê Thị Oanh (Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam, TP Hà Nội) là luật sư bảo vệ cho gia đình bị hại. Về lịch xử của vụ án, hiện nay TAND tỉnh Vĩnh Phúc chưa có lịch xử. Theo vị luật sư này, đây là vụ án nghiêm trọng nên tòa án được dành thời gian 3 tháng để nghiên cứu và sắp xếp.
Liên quan đến vụ việc, ngày 4-7, khoảng 30 người nhà nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh đã đến trước cổng trụ sở Bộ Công an (ở Hà Nội) để đưa đơn kêu cứu. Theo người nhà Tuấn Anh, đến nay vẫn chưa có phản hồi chính thức với gia đình.
Theo Nguyễn Quyết
Người Lao Động