Phạm Công Danh làm chủ ngân hàng, rút hàng chục ngàn tỷ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ là tiền, mà còn gây tác hại nhiều mặt đến kinh tế xã hội. Muốn hay không thì vụ án đã xảy ra, điều quan trọng nhất không phải chỉ là xử lý nghiêm minh, mà là tìm ra nguồn gốc nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh ra vụ án này. Đó mới chính là cách khắc phục hậu quả nghiêm túc, đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội.
 
Gian dối từ khi lập Đề án tái cơ cấu…
 
Để mua lại Trustbank, Phạm Công Danh đã lập đề án tái cơ cấu Trustbank (sau này là VNCB) xin Ngân hàng Nhà nước VN chấp thuận. Tập đoàn Thiên Thanh, các cá nhân đứng tên mua cổ phần đã được thuyết minh trong Đề án là có hàng ngàn tỷ để mua cổ phần từ nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn, thậm chí còn cam kết sau khi mua sẽ nâng vốn Trustbank từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.
 
Trong Đề án, Phạm Công Danh nêu các tồn tại của Trustbank thời bà Hứa Thị Phấn là: tập trung cổ phần ngân hàng vào một nhóm cổ đông dẫn đến lạm dụng quyền kiểm soát; quản trị, điều hành và quản lý rủi ro yếu kém; tập trung tín dụng vào một vài nhóm khách hàng; hệ thống công nghệ thông tin bất cập; mua sắm bất động sản vượt tỷ lệ quy định, … Phạm Công Danh còn nhấn mạnh “một số lãnh đạo của ngân hàng không có đủ kiến thức, kỹ năng, đạo đức và kinh nghiệm …”. Đề án khẳng định Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và nhiều cá nhân khác có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đạo đức để tái cơ cấu VNCB.
 
Tại sao các hành vi rút tiền của Phạm Công Danh diễn ra trong thời gian dài, nhiều lần, số lượng lớn, trong thời gian bị giám sát, trong thời gian đang tái cơ cấu lại không bị phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời?

 

Tại sao các hành vi rút tiền của Phạm Công Danh diễn ra trong thời gian dài, nhiều lần, số lượng lớn, trong thời gian bị giám sát, trong thời gian đang tái cơ cấu lại không bị phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời?
Tại sao các hành vi rút tiền của Phạm Công Danh diễn ra trong thời gian dài, nhiều lần, số lượng lớn, trong thời gian bị giám sát, trong thời gian đang tái cơ cấu lại không bị phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời?

 

…đến thực hiện Đề án tái cơ cấu
 
Trên thực tế, báo cáo tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh không hề thể hiện năng lực tài chính như đã cam kết, tiền mặt của Tập đoàn này vào 31/12/2012 chỉ có chưa đến 1 tỷ đồng, con số này ở 31/12/2013 là 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2012, 2013 đưới 100 triệu đồng mỗi năm. Vì không có năng lực tài chính, Phạm Công Danh đã rút tiền từ Ocean Bank, rút tiền từ chính VNCB để trả tiền cho nhóm bà Hứa Thị Phấn. Sau khi kiểm soát được toàn bộ VNCB, Phạm Công Danh lại rút tiền vay từ BIDV để thực hiện “cam kết” tăng vốn VNCB từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng… “Năng lực tài chính” của Phạm Công Danh còn thể hiện qua việc Phạm Công Danh đã rút hàng ngàn tỷ khác từ VNCB, Tienphongbank, Sacombank để trả nợ và chi tiêu. Ngay từ đầu, Phạm Công Danh đã gian dối về năng lực tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh và các cổ đông cá nhân thực chất là đứng tên hộ Danh.
 
Chỉ trích nhóm bà Hứa Thị Phấn sở hữu gần 85% vốn cổ phần, dẫn đến thao túng ngân hàng vì lợi ích riêng thì Phạm Công Danh cũng nhận lại cổ phần và quyền kiểm soát y như vậy và tiếp tục thao túng ngân hàng. Chỉ trích nhóm bà Hứa Thị Phấn tập trung tín dụng vào một vài khách hàng, quản lý rủi ro yếu kém thì Phạm Công Danh tiếp tục cho vay với chính nhóm của mình, bất chấp thủ tục, thậm chí không cần hồ sơ vay. Chỉ trích nhóm bà Hứa Thị Phấn mua nhiều bất động sản thì Phạm Công Danh tiếp tục lập hồ sơ thuê trụ sở để rút tiếp hơn 600 tỷ đồng của VNCB. Nhận định hệ thống công nghệ thông tin bất cập thì Phạm Công Danh lập hợp đồng khống nâng cấp hệ thống này để rút 63 tỷ đồng … Có thể thấy, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai đã vượt xa nhóm bà Hứa Thị Phấn về “kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm”, nhưng là trong lĩnh vực “rút tiền” chứ không phải lĩnh vực quản trị, điều hành ngân hàng.
 
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
 
Muốn xác định rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội thì cần đặt một loạt các câu hỏi tại sao.
 
Tại sao nhóm bà Hứa Thị Phấn đã có rất nhiều sai phạm trong một thời gian dài, gây ra cho Trustbank mất hết vốn điều lệ, lỗ hơn 6.000 tỷ đồng lại không bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời?
 
Tại sao Đề án tái cơ cấu Trustbank của Phạm Công Danh lại được thông qua khi Phạm Công Danh, Tập đoàn Thiên Thanh không hề có năng lực tài chính?
 
Tại sao Phạm Công Danh có thể lập khống hồ sơ vay tiền ngân hàng khác, dùng tiền vay để tăng vốn điều lệ của VNCB?
 
Tại sao nhóm bà Hứa Thị Phấn đã được cho là sở hữu đến gần 85% cổ phần ngân hàng, vi phạm tỷ lệ sở hữu cổ phần, dẫn đến thao túng ngân hàng thì nhóm Phạm Công Danh lại tiếp tục sở hữu gần 85% cổ phần để tiếp tục thao túng ngân hàng?
 
Tại sao Phạm Công Danh – đã có một tiền án về hành vi chiếm đoạt tài sản và dùng bằng đại học giả lại được chấp thuận, phê duyệt làm Chủ tịch HĐQT, Phan Thành Mai được làm Tổng Giám đốc ngân hàng khi cả hai không đủ điều kiện? (bản án sơ thẩm có nêu)
 
Tại sao các hành vi rút tiền của Phạm Công Danh diễn ra trong thời gian dài, nhiều lần, số lượng lớn, trong thời gian bị giám sát, trong thời gian đang tái cơ cấu lại không bị phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời?
 
Có 4 thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại VNCB đã bị khởi tố về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các nguyên nhân gây ra vụ án Phạm Công Danh không chỉ nằm ở sai phạm của Tổ giám sát. Bản án sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh đã nêu việc thực hiện tái cơ cấu đối với Trustbank còn nhiều lỗ hổng, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấn chỉnh việc quản lý Nhà nước với các ngân hàng, kiến nghị Cơ quan điều tra làm rõ và xử lý các cá nhân khác có sai phạm.
 
theo congluan.vn
.