và nêu một số kinh nghiệm phát hiện vi phạm trên, cụ thể:
Vi phạm về quan hệ tranh chấp: Nắm vững quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) về những vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; về chủ thể trong quan hệ dân sự; quy định của pháp luật có liên quan đến quan hệ tranh chấp (đất đai..).
|
|
Một phiên tòa dân sự (Ảnh có tính minh họa). Ảnh: P.T |
Xác định chính xác nội dung, phạm vi khởi kiện của nguyên đơn, các tài liệu chứng cứ nguyên đơn đưa ra (có cơ sở xác định quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của nguyên đơn hay bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc người liên quan có yêu cầu độc lập hay không; các đương sự có tranh chấp cả thửa đất hay chỉ có một phần thửa đất).
Ngoài ra, việc đánh giá để giải quyết yêu cầu khởi kiện cần áp dụng các quy phạm pháp luật gì cũng là yếu tố đánh giá việc xác định quan hệ tranh chấp (khoản 9 Điều 26 BLTTDS quy định: tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai).
Căn cứ xác định vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp này là các quy định tại mục 1 chương III; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 203 BLTTDS về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; Điều 266 BLTTDS về bản án sơ thẩm.
Vi phạm về thu thập chứng cứ: Nắm chắc nội dung tranh chấp, lời khai cũng như tài liệu, chứng cứ của từng phía đương sự đưa ra Tòa, do Tòa án thu thập có trong hồ sơ án; các quy định của pháp luật có liên quan đến quan hệ tranh chấp (Bộ luật dân sự, Luật đất đai và các tài liệu có liên quan...). Đánh giá được tính có căn cứ, khách quan trong tài liệu, chứng cứ của từng đương sự.
Nắm chắc các quy định của BLTTDS về chứng cứ, đánh giá được việc chấp hành pháp luật về tố tụng đối với từng tài liệu có trong hồ sơ, tính khách quan, giá trị chứng minh của từng tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ.
Nắm và xác định được trách nhiệm của Tòa án trong dạng vi phạm này là các quy định của BLTTDS: khoản 1 Điều 96 về giao nộp tài liệu, chứng cứ; Điều 97 về xác minh, thu thập chứng cứ; Khoản 2 Điều 203 về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; Điểm b khoản 2 Điều 266 về bản án sơ thẩm...
Về án phí: Để phát hiện được các vi phạm về án phí cần nắm vững những quy định của BLTTDS, các quy định của pháp luật: Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10 năm 2009; Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về án phí; đánh giá, xác định chính xác quan hệ tranh chấp, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Nguyễn Thị Kim Huyền