Theo cơ quan công an, để phục vụ việc lừa đảo, Phương lân la tìm hiểu nhân thân, cách ăn nói và các mối quan hệ của lãnh đạo cấp cao tại các tỉnh thành để sau đó gọi điện đến các công ty, doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh, nhà hàng… nhằm mạo danh nhân vật này để lừa đảo.

 


Cũng theo cơ quan công an, để phục vụ việc lừa đảo, Phương lân la tìm hiểu nhân thân, cách ăn nói và các mối quan hệ của lãnh đạo cấp cao tại các tỉnh thành để sau đó gọi điện đến các công ty, doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh, nhà hàng… nhằm mạo danh nhân vật này để lừa đảo.

Có trường hợp, Phương giả là người nổi tiếng… để vận động từ thiện sau đó chiếm đoạt tiền, hoặc giả là lãnh đạo địa phương có người thân bị tai nạn ở các tỉnh lân cận và đề nghị nạn nhân cho vay tiền…

Các nạn nhân đa phần đều cả tin, thậm chí là “vinh dự” khi được cán bộ cấp cao nhờ vả nên không ngần ngại đưa số tiền lớn.

Thậm chí sau khi đưa tiền, nhiều nạn nhân vì cả nể nên cũng không hỏi lại khiến chính người bị mạo danh cũng không hề hay biết.

“Biệt tài của người này là giả giọng và cách ăn nói phù hợp với từng tình huống. Chúng tôi có thu thập được những đoạn ghi âm qua điện thoại mà các nạn nhân cung cấp cho thấy người này rất giỏi trong việc tạo niềm tin cho bị hại khiến không ai có thể ngờ” – một cán bộ điều cho biết.

Theo một cán bộ C50, hiện chưa thể xác định được Phương đã lừa đảo chính xác bao nhiêu vụ, số tiền là bao nhiêu. Nhưng ước đoán con số có thể là hàng trăm vụ và số tiền lừa đảo có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.

Công an kêu gọi ai là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo nói trên đến cơ quan công an trình báo để phục vụ công tác điều tra.
 

Theo Đình Thảo/Dân trí

.