leftcenterrightdel
 Đồng chí Trương Văn Nghị - Viện trưởng VKSND tỉnh Long An phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết mới đây, đồng chí Trương Văn Nghị - Viện trưởng VKSND tỉnh Long An yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát tỉnh, Viện trưởng 15 đơn vị VKSND cấp huyện trong những tháng còn lại của năm 2024 cần phát huy kết quả đạt được, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc công tác kiểm sát năm 2024.

Theo đó các đơn vị cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị rà soát lại hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 139/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Những chỉ tiêu nào chưa thực hiện thì tập trung thực hiện cho đạt, những chỉ tiêu nào đã đạt thì thực hiện vượt chỉ tiêu để đạt thành tích thi đua. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát cán bộ công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra công việc của cán bộ công chức được phân công, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, hạn chế sai sót trong công tác quản lý chỉ đạo điều hành người đứng đầu đơn vị cần đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo linh động, khoa học, sáng tạo. Phân công bố trí cán bộ công chức thích ứng nhu cầu công việc trong từng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất..

Hai là, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu nêu gương trong công việc “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở cấp dưới thực hiện nhiệm vụ. Các đơn vị chưa giải quyết xong án tồn phải tập trung, tăng cường phối hợp các Cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết xong trong quý III.

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc rà soát, quản lý tốt các vụ án hình sự đình chỉ, tạm đình chỉ, đồng thời tiến hành tự kiểm tra tại đơn vị chuẩn bị phục vụ cho công tác kiểm tra chuyên đề của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ba là, kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra; việc áp dụng, thay đổi các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự; các trường hợp không cần thiết bắt, tạm giam thì kiên quyết không bắt, không tạm giam; Kiểm sát chặt chẽ việc quản lý giam giữ, thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phạm nhân.

Bên cạnh đó kịp thời kiến nghị để khắc phục nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Thực hiện nghiêm quy định tiếp công dân của người đứng đầu để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; chú trọng kiểm tra, xem xét quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhất là quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Bốn là, tiếp tục chủ động lựa chọn các vụ án đủ điều kiện xét xử án trọng điểm để phục vụ tốt tình hình chính trị tại địa phương; phối hợp với Tòa án xét xử các phiên tòa rút kinh nghiệm, phiên tòa trình chiếu chứng cứ, phiên tòa trực tuyến,… Kiểm sát chặt chẽ các biên bản phiên tòa, bản án, quyết định của Tòa án. Qua công tác kiểm sát kịp thời phát hiện các vi phạm thiếu sót kịp thời ban hành các kháng nghị, kiến nghị phòng ngừa vi pham, tội phạm trong các khâu công tác kiểm sát.

Năm là, hai cấp Kiểm sát cần tập trung nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự, hành chính, trong đó nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, hạn chế án bị hủy liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát. Phấn đấu từ nay đến cuối năm hạn chế đến mức thấp nhất án hủy, án trả hồ sơ liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm.

Công tác kiểm sát giữ giam cần thực hiện chặt chẽ, không để bức cung, nhục hình, thông cung, đảm bảo chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; không để xảy ra quá hạn tạm giữ, tạm giam.

Trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự cần chú ý kiểm sát việc thu, chi tiền thi hành án, kịp thời ngăn chặn, không để xảy ra tội phạm trong lĩnh vực này, kiểm sát các loại án có điều kiện thi hành, phân tích nguyên nhân án có điều kiện nhưng không tổ chức thi hành để có biện pháp kiến nghị với Ban Chỉ đạo thi hành án cùng cấp chỉ đạo tổ chức thi hành hoặc tháo gỡ khi có vướng mắc, khó khăn.

Sáu là, Viện kiểm sát hai cấp thực hiện nghiêm công tác báo cáo xét xử, đối với những vụ án Tòa án xét xử khác quan điểm của Viện kiểm sát thì ngay sau khi xét xử, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng cấp mình, đối với cấp huyện phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ để nghiên cứu, kháng nghị hoặc đề nghị kháng nghị theo thẩm quyền.

Bảy là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo các phần mềm của Ngành. Tiếp tục thực hiện việc số hóa hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ điện tử; thực hiện tốt việc báo cáo giải quyết án bằng sơ đồ tư duy. Thực hiện tốt công tác tự đào tạo, bồi dưỡng, kèm cặp cán bộ, công chức.

Lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo cán bộ, công chức trong đơn vị mình nghiên cứu, luyện tập, hưởng ứng tốt cuộc thi Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định số 180/QĐ-VKSTC ngày 05/6/2024 của VKSND tối cao. Tiếp tục chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền của đơn vị.

Tám là, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch, quản lý và bảo quản tài sản công; tăng cường giữ gìn đoàn kết nội bộ, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ của Ngành; người đứng đầu đơn vị phải nghiêm túc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kỷ luật công vụ, nội vụ; tranh thủ ủng hộ của cấp Ủy, chính quyền địa phương, duy trì mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan tư pháp ở địa phương nhằm thực hiện tốt chức năng của Ngành kiểm sát trong thời gian tới…

Thanh Nhã - Việt An