Tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Thông tư này quy định: “Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (sau đây gọi tắt là giám định thiệt hại về môi trường) là việc áp dụng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, xem xét đánh giá mức độ chính xác của kết quả xác định thiệt hại do việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường mà kết quả xác định thiệt hại này đã được tổ chức, cá nhân sử dụng làm căn cứ giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường”. 

VKS đề nghị sửa lại là: “Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (sau đây gọi tắt là giám định thiệt hại về môi trường) là việc áp dụng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật để nghiên cứu, xem xét đánh giá mức độ chính xác của kết quả xác định thiệt hại do việc suy chức năng, tính hữu ích của môi trường mà kết quả xác định thiệt hại này đã được tổ chức, cá nhân sử dụng làm căn cứ giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường”.

Đối với khoản 2 Điều 3: Đề nghị bổ sung thêm đối tượng giám định thiệt hại về môi trường: “Không khí”.

Đối với khoản 3 Điều 3: Đề nghị bổ sung thêm chủ thể yêu cầu giám định thiệt hại về môi trường là: “Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại”.

Tại khoản 3 Điều 3 và khoản 2 Điều 12 dự thảo Thông quy định: Cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu giám định thiệt hại về môi trường. Khi yêu cầu, cá nhân có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định và nộp tạm ứng chi phí giám định...

VKS đề nghị bỏ quy định này vì sẽ gây khó khăn cho các cá nhân yếu thế khi yêu cầu giám định thiệt hại về môi trường, do họ không thể thu thập và cung cấp thông tin được; mặt khác, việc nộp tạm ứng chi phí giám định sẽ gây khó khăn cho họ. 

Thanh Bình