(BVPL) - Ẩm thực đường phố hay nói một cách đơn giản là thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động, các loại xe đẩy... Những món ăn đường phố mang đủ các thể loại hình dáng, màu sắc và hương vị, đem đến cho thực khách cái nhìn sâu hơn về nền văn hóa ẩm thực đường phố đặc sắc của các quốc gia trên thế giới.

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng. Hình minh họa. Nguồn: Internet.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng. Hình minh họa. Nguồn: Internet.
 
Theo Wikipedia, ẩm thực đường phố là các loại thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vĩa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời... thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy.
 
Kem dừa và sữa chua đá, Malta

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Sữa chua đá Malta. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet

 

Kem dừa Malta. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Kem dừa Malta. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Ẩm thực đường phố luôn có một phần phản ánh lịch sử của chính đất nước đó. Và ẩm thực Malta cũng vậy, nó cho thấy ảnh hưởng mạnh từ ẩm thực Sicilia và ẩm thực Anh cũng như Tây Ban Nha, Maghreb, Provence và các loại ẩm thực Địa Trung Hải khác. Ẩm thực Malta có nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài vì phải nhập khẩu hầu hết các loại thực phẩm. Nằm ở con đường giao thương quan trọng, trước đây Malta đã từng có một khoảng thời gian phải cung cấp thực phẩm cho những thế thực ngoại quốc đã cai trị hòn đảo.
 
Bánh sừng bò, Paris, Pháp

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh sừng bò. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Theo sử sách, lịch sử ẩm thực Pháp chính thức khởi nguồn từ thế kỷ 16, khi công nương xứ Florentina (thuộc nước Ý ngày nay) là Catherine De Medicis thành hôn cùng vua Henrry II của Pháp. Công nương đã mang người đầu bếp thân cận của mình từ xứ Florentina vượt ngàn trùng xa về nhà chồng. Chính người đầu bếp này đã truyền bá sự tinh tế trong món ăn của nước Ý đến "người bạn thông gia". Sự cộng hưởng của hai nền văn minh này đã tạo đà cho ẩm thực của nước Pháp thăng hoa và chính thức có tên trên bản đồ văn hóa ẩm thực thế giới.
 
Bánh sừng bò còn được gọi là bánh con cua hay bánh croa-xăng (từ tiếng Pháp croissant) là một dạng bánh ăn sáng làm từ pâte feuilletée (bột xốp), được sản xuất từ bột mì, men, bơ, sữa, và muối. Bánh croissant đúng kiểu phải thật xốp, giòn và có thể xé ra từng lớp mỏng nhỏ. Bên trong ruột không được dặc, ngược lại phải khá ruỗng thoáng (đó là bằng chứng men làm bột phát triển tốt). Ở Việt Nam hầu hết các tiệm bán bánh sừng bò làm theo công thức của bánh mì sữa (hoặc được gọi là bánh mì tươi).
 
Về công thức làm bánh croissant, ta có thể nói là bánh này đứng giữa bánh pâté chaud (xốp) và bánh mì (ruột bánh nổi bởi men).
 
Bánh mỳ thịt nướng (bánh mỳ Kebab), Ölüdeniz, Thổ Nhĩ Kỳ

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh mì Kebab. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Nói về street food, không có thể bỏ qua món doner kebab do một người Thổ Nhĩ Kỳ di cư tên Kadir Nurman du nhập vào những năm 1970. Nurman là người đầu tiên có ý tưởng nhét những miếng thịt nướng và salad vào một tấm bánh mì ổ dẹp (rất phổ biến ở Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông) để phục vụ những Berliner (người dân Berlin) bận rộn thể có thể chọn cho mình món ăn “on-the-go” mang theo bên người. Mặc dù cũng có rất nhiều các tranh cãi về ai là người mang kebab và sáng tạo ra món kebab này hay Trung Đông mới là nơi xuất phát của kiểu bánh mì ổ dẹp…
 
Bánh Macarons, Zurich, Thụy Sĩ

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh macaron. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Ẩm thực Thụy Sĩ chịu nhiều ảnh hưởng vùng miền, bao gồm từ Pháp, Đức và Ý. Xa xưa Thụy Sĩ là một quốc gia của những người nông dân, vì vậy các món ăn truyền thống của Thụy Sĩ có xu hướng giản dị và làm từ các nguyên liệu đơn giản như khoai tây và pho mát.
 
Macaron là một loại bánh ngọt của được làm từ lòng trắng trứng, đường bột, đường cát, bột hạnh nhân và thêm màu thực phẩm. Nhân bánh thường được lấp đầy với mứt, ganache hoặc kem bơ kẹp giữa hai mặt bánh. Thưởng thức macaron, người ta có thể tìm thấy từ những hương vị truyền thống như mâm xôi, sô cô la, cho đến những hương vị mới như nấm và trà xanh.
 
Bánh trứng, Hong Kong

 

Bánh trứng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh trứng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Ẩm thực Hồng Kông chủ yếu chịu ảnh hưởng của ẩm thực Quảng Đông và ẩm thực Anh quốc, do từng có thời gian là thuộc địa.
 
Từ các quầy hàng bên đường đến các nhà hàng cao cấp nhất, Hồng Kông cung cấp một loạt không giới hạn các món ăn của mọi tầng lớp. Sự kết hợp phức tạp và trình độ chế biến thực phẩm của các đầu bếp Hồng Kông đã mang lại cho Hồng Kông danh hiệu uy tín "Thiên đường của người sành ăn" và "Hội chợ Thực phẩm Thế giới"
 
Bánh trứng nướng, Macau

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh trứng nướng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Bánh tart trứng nướng Bồ Đào Nha là món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Macau. Bánh có nhân được làm từ bơ sữa và trứng, được đặt khéo léo trong vỏ bánh làm từ bột mì và nướng giòn trong những chiếc khuôn có hình cái chén nhỏ, bên trên phủ một lớp caramen ngọt ngào. Ở bất cứ đâu, dù trong nhà hàng hay trên đường phố, bạn đều có thể dễ dàng nếm thử món ăn ngon tuyệt này.
 
Bánh rán Hello Kitty, Tokyo, Nhật Bản

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh hình Hello Kitty. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Ngoài ra, các món ăn chế biến từ đậu nành cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong ẩm thực Nhật. 
 
Hơn thế nữa, các món ăn Nhật cũng thể hiện tư duy thẩm mĩ tinh tế và sự khéo léo của người nấu khi được bày biện với chỉ vài miếng ở một góc chén dĩa, để thực khách còn có thể thấy nét đẹp của vật dụng đựng món ăn.
 
Dâu nhúng Chocolate, Brussels, Bỉ

 

Dâu nhúng chocolate. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Dâu nhúng chocolate. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Những quả dâu xinh xinh được bao bọc bởi chocolate trông hết sức thật ngọt ngào và hấp dẫn. Đây là món ăn đường phố mà du khách nào đến Bỉ cũng phải thưởng thức.
 
Cách làm món dâu tây nhúng socola khá đơn giản. Bạn chỉ cần chọn những quả dâu thật tươi, cuống xanh, trái chín mọng không bầm dập là đã chiếm 50% thành công rồi.
 
Bánh mì tròn rắc vừng, Athens, Hy Lạp

 

Bánh mì tròn rắc vừng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh mì tròn rắc vừng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Người Hy Lạp thường không ăn nhiều vào bữa sáng, vì thế, một chiếc bánh mì tròn rắc vừng thường là món ăn sáng phổ thông của phần lớn người dân. Món bánh mì bán tại hầu hết các ngõ ngách ở Athens này có chút gì đó ngòn ngọt và rất tươi ngon.
 
Những năm trở lại đây, bánh mì Koulouri có thêm nhiều hương vị mới tương tự như món bánh vòng của người Mỹ với pho mát (thường là pho mát feta), sôcôla, kem pho mát (một lựa chọn thú vị nhưng không nên ăn vào mùa hè vì dễ bị chảy) hoặc có thể ăn koulouri với trái ô liu xanh hoặc đen.
 
Bánh Lamington, Úc

 

Bánh lamington. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh lamington. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Bánh Lamington ngọt ngào cực kì phổ biến và được ưa chuộng tại Úc cũng như các quốc gia lân cận. Ở Úc, người ta có thể tìm thấy Lamington đóng hộp trong siêu thị với công thức truyền thống cơ bản, hoặc các biến thể Lamington tại những tiệm bánh, quán cà phê đến nhà hàng cao cấp. 
 
Với cách làm tương đối đơn giản, lại rất hấp dẫn với hai thành phần chocolate và dừa, Lamington cũng được các nhóm hướng đạo sinh và tình nguyện viên lựa chọn để bán gây quỹ. Những hội gây quỹ này còn được gọi là “Nhóm Lamington” vì món bánh đặc trưng của họ. 
 
Đi vào từng khía cạnh đời sống của người Úc, không có gì lạ khi từ 21/7/2006, chính phủ nước này quyết định trao tặng cho Lamington một ngày kỉ niệm. Thế là ngày bánh Lamington toàn quốc đã ra đời và được duy trì đến nay. 
 
Bánh gừng, London, Anh Quốc

 

Bánh gừng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh gừng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Ẩm thực cổ truyền của Anh thường có những thứ đồ ăn mang tiếng là khó tiêu và nhàm chán. Đồ ăn ở Anh chỉ lôi cuốn như món thịt cừu với nước chấm bạc hà, vì sự phối hợp khá lạ đời các khẩu vị khác biệt.
 
Nhắc đến Anh, không thể không nhắc đến món bánh gừng. Ngoài ra, bánh gừng là món bánh quen thuộc trong ngày lễ Giáng sinh của các nước phương Tây.
 
Bánh mỳ Sài Gòn, Việt Nam

 

Bánh mì Sài Gòn. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Bánh mì Sài Gòn. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Cuối cùng chắc hẳn bạn cũng nhận ra món bánh mì quen thuộc của chúng ta. Thực tế là, bánh mì Việt Nam có sự kết hợp đặc biệt giữa văn hóa Pháp và văn hóa Việt. Bánh mì Việt Nam đem lại hương vị vừa tinh tế, vừa đậm đà lôi cuốn.
 
Người Việt có câu, đã là người Sài Gòn chắc là không ai không biết ăn bánh mì kiểu Sài Gòn (nói về cách ăn bánh mì vì ở Hà Nội lúc trước không có bánh mì kẹp đủ thứ mà chỉ có bánh mì trét pa-tê).
 
Những người Việt Nam xa xứ, hiện đang định cư ở đất nước là cha đẻ của bánh mì nhưng khổ thay lại có khẩu vị của bánh mì Sài Gòn từ ngày để chỏm, nên ngợi ca cái bánh mì Sài Gòn như thế này:
 
Ai bảo bánh mì Paris ngon
 
Chắc gì hơn bánh mì Sài Gòn!
 
Bánh mì Sài Gòn Năm bờ Uon
 
Nóng, thơm, bùi, béo, lại vàng ròn.
 
(Công Tử Hà Đông)
 
Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thức ăn đường phố đã và đang dần dần phổ biến hơn cùng với nếp sống đô thị hóa vì các mặt tích cực của nó đối với xã hội. Thức ăn đường phố chi phí ít hơn một bữa ăn trong nhà hàng và nhanh chóng, tiện lợi, giá cả phải chăng nên sức cạnh tranh cao và được tiêu thụ với số lượng lớn. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì khoảng 2,5 tỷ người ăn thức ăn đường phố mỗi ngày. Thức ăn đường phố có mối liên hệ mật thiết Take-out, đồ ăn vặt (hàng rong, quà vặt), đồ ăn nhẹ (snack), thức ăn nhanh, nó được phân biệt bởi hương vị địa phương và được mua trên đường phố, mà không cần nhập bất kỳ trụ sở hay công trình xây dựng nào.
 
Thùy Hương (t/h)